Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang luôn ý thức tốt trong việc tiết kiệm năng lượng
Nằm trên địa bàn là vựa cá tra lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhà xưởng rộng khoảng 4.500m2, Công ty CP thủy sản Trường Giang đầu tư sản xuất cá tra phi lê, cá tra nguyên con cấp đông và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Để cạnh tranh được với sản phẩm khác trên thị trường, Công ty không chỉ thực hiện nghiêm quy trình công nghệ trong sản xuất mà còn tiến hành nhiều thử nghiệm và ứng dụng các chương trình cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.
Bình quân mỗi năm công ty sản xuất hơn 20 triệu tấn sản phẩm, sản lượng điện sử dụng hơn 10,2 triệu kWh.
Theo ông Ong Hàng Văn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang: “Việc sử dụng máy móc thiết bị sản xuất cũ khiến công suất hoạt động chậm và tiêu hao nhiều năng lượng, tốn thêm chi phí.
Vì vậy, Ban giám đốc Công ty đã xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ năm 2011 với việc tái tạo nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị và đưa ra các giải pháp tiết kiệm cho các khu vực sản xuất.
Ngoài ra, Công ty cũng lắp thêm các điện kế cho từng khu vực và từng cụm thiết bị; tiến hành theo dõi điện, nước tiêu thụ hàng ngày để tính toán năng lượng tiêu hao của Công ty”.
Song song đó, Công ty đưa ra những giải pháp TKNL hiệu quả như: thực hiện kiểm toán năng lượng; trang bị thêm các tủ cấp đông mới có thời gian cấp đông ngắn hơn từ 30 - 45 phút/mẻ; lắp bộ sản xuất nước nóng bằng phương pháp tận dụng nhiệt lượng của gas sau khi nén để giải nhiệt nước thay cho máy nước nóng dùng điện trở.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư những thiết bị làm mềm nước cho tất cả các dàn ngưng tụ bay hơi nhằm giảm tối đa cáu cặn đóng trên các đường ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng; thay thế chấn lưu sắt từ bằng lưu điện tử cho các đèn huỳnh quang chiếu sáng sản xuất, thay đèn sợi đốt kho lạnh bằng đèn LED...
Để máy móc thiết bị vận hành theo đúng công suất, Công ty luôn lựa chọn các sản phẩm đảm bảo hiệu suất cao, đồng thời lập các tổ, ban phụ trách kiểm tra khâu vận hành máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng tiêu hao năng lượng.
Trong quá trình cải tiến thiết bị, công nghệ, Công ty CP thủy sản Trường Giang đầu tư thiết kế phân bổ lại các máy nén piston hiện có để phù hợp với yêu cầu sản xuất, trang bị thêm các máy nén trục vít mới hiệu suất cao hơn.
Việc đổi mới thiết bị trong sản xuất giúp Công ty tiết kiệm được 7 - 10% lượng điện tiêu thụ mỗi tháng, tương đương 1 tỷ đồng/năm.
Quan trọng hơn hết, nhờ vào các giải pháp TKNL cũng giúp giảm lượng khí CO2 ra môi trường.
Ngoài việc áp dụng hiệu quả các giải pháp về TKNL trong sản xuất, Ban giám đốc Công ty cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các cán bộ, nhân viên.
Nói về định hướng phát triển, ông Ong Hàng Văn cho biết: “Trong thời gian tới, Ban giám đốc Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều giải pháp TKNL hiệu quả, kết hợp với cải tiến trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất.
Thường xuyên kiểm tra bảo trì các thiết bị máy móc để tránh tiêu hao năng lượng.
Tổ chức thêm nhiều đợt tập huấn tuyên truyền sâu rộng về TLNL cho đội ngũ nhân viên, công nhân Công ty nhằm nâng cao thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

Theo thời vụ, khoảng tháng 6 hàng năm mới vào mùa thu hoạch chôm chôm. Thế nhưng, năm nay mới vào đầu tháng 5, nhiều nhà vườn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã tất bật thu hoạch chôm chôm và bán được giá cao.

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Con tôm sú một thời là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những vụ nuôi thất bát do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.