Công Ty Chè Hùng An Ổn Định Trong Sản Xuất, Kinh Doanh

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).
Từ khi chuyển sang Công ty Cổ phần tháng 7.2005 đến nay đã được 9 năm, phương châm hoạt động của doanh nghiệp là: Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có, mở rộng sản xuất chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm chè của nông dân trong vùng; dần thay thế máy móc thiết bị hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm mà đặc biệt là ưu tiên cho chất lượng sản phẩm với mục tiêu: “Sản xuất sạch hơn” và nâng cao đời sống cho các cổ đông; những người đã gắn bó cả đời mình với Công ty.
Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành Nông nghiệp tỉnh, đồng thời là nơi chuyển giao KHKT cho bà con nông dân trong vùng, áp dụng các tiến bộ khoa học vào trồng, chăm sóc, chế biến và kinh doanh chè có hiệu quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Hùng An cho biết: Công ty đã mạnh dạn thay đổi phương thức quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nhập khẩu thiết bị máy móc mới để phục sản xuất và chế biến chè; với mục đích đưa Công ty Cổ phần chè Hùng An ngày một phát triển.
Tính đến thời điểm này của năm 2014, doanh thu của Công ty ước đạt khoảng 10 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 triệu đồng; đóng bảo hiểm cho CB, CNV và NLĐ đến nay là 651 triệu đồng.
Công ty luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách cho NLĐ như: Đóng BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm tai nạn cho CB, CNV và NLĐ đạt 100%; phối hợp, hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho CB, CNV và NLĐ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, công tác an sinh xã hội luôn được Công ty quan tâm.
Hiện nay, giá chè búp tươi được Công ty thu mua với mức giá bình quân 6.800 đồng/kg, mức cao nhất trên địa bàn huyện. Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nâng lên rõ rệt, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đẩy mạnh và chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, từng bước tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường.
Với lợi thế địa hình, được tỉnh ưu đãi về chính sách, trong thời gian tới Công ty Cổ phần chè Hùng An tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình nhân giống mới, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè chất lượng cao, góp phần ổn định thêm đời sống của bà con nông dân, từng bước tạo đột phá, đưa sản phẩm chè Hùng An đến với người tiêu dùng trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo UBND huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện toàn huyện có 14.436/16.800 ha vườn đang trồng các loại trái cây đặc sản của địa phương như xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, cam sành… với thu nhập bình quân đạt 80 triệu đồng/ha/năm.

Cây ổi lai lê có xuất xứ từ Đài Loan, nhưng lại đang ngày càng gần gũi với bà con nông dân huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh), trở thành thương hiệu nông sản của địa phương. Đây là một trong 5 sản phẩm mà Hoành Bồ đã đăng ký tham gia Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh từ năm 2014...

Tỉnh ủy Quảng Ninh có ý kiến chỉ đạo tiến hành hỗ trợ giống vật nuôi cho nhân dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm trên địa bàn, nhằm sớm ổn định cuộc sống, khôi phục SX.

Để tiêu thụ nông sản cho nông dân, chính quyền các cấp ở Hải Dương đã phải tỏa đi khắp nơi mời gọi, lôi kéo DN, mở các cuộc XTTM..., kết quả đã thành công.

Trong thời gian qua, giá hạt tiêu luôn ổn định ở mức trên 150.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 230.000 đồng/kg. Mức giá này đã khiến “cơn sốt” trồng tiêu tại Đăk Nông cứ ngày một cao, bất chấp mọi khuyến cáo của cơ quan chức năng…