Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai
Ngày đăng: 20/12/2014

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang phát triển việc nuôi cá trê vàng lai, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh nuôi thử 5 kg cá giống. Sau hơn 2 tháng, đàn cá của anh đã đạt trọng lượng từ 4 - 5 con/kg và bắt đầu cho thu hoạch. Với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, anh Nhiệm còn lãi hơn 5 triệu đồng. Thấy mô hình hiệu quả, anh Nhiệm tiếp tục mở rộng ao nuôi. Vụ thứ hai anh thả hơn 20kg cá giống, nhờ siêng năng chăm sóc và tận dụng tốt các phụ phẩm dư thừa từ nông nghiệp làm thức ăn cho cá nên đàn cá tiếp tục cho mùa bội thu, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Sau đó, anh Nhiệm tiếp tục thả nuôi 20kg giống, hiện đàn cá của anh đang bắt đầu cho thu hoạch.

Anh Nhiệm chia sẻ: “Cá trê vàng lai là rất dễ nuôi, lớn mau và ít bệnh, vả lại rất ít tốn chi phí. Chỉ cần đầu tư con giống, còn thức ăn cho cá chủ yếu tận dụng cá tạp, ốc bươu vàng, các loại rau vườn và bèo ở địa phương, ăn mồi này không chỉ cá mau lớn mà còn tốt cho đường ruột so với cho ăn thức ăn. Nhờ nuôi cá trê vàng mà 2 năm nay cuộc sống gia đình tôi khá ổn định”.

Với đặc tính dễ nuôi nên cá trê vàng lai có thể nuôi với bất kỳ hình thức nào, như: thả lan trong ao, nuôi trong màng lưới hay trong bể xi-măng cá đều phát triển tốt. Chính vì thế mà diện tích nuôi cá trê được người dân trên địa bàn huyện U Minh phát triển nhanh chóng. Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở ấp 1, xã Khánh Hội cũng là một trong những gia đình tận dụng tốt lợi thế này.

Do sống ven theo tuyến đê quốc phòng thường xuyên bị nước mặn tràn vào nên gia đình chị Hồng chỉ giữ lại được 2 ao nước ngọt hơn 200 m2. Hơn 1 năm nay chị Hồng đã tận dụng số diện tích này bao màng lưới để nuôi cá trê vàng lai. Nhờ thế, mỗi năm cho gia đình chị thu nhập hàng chục triệu đồng. Từ đó điều kiện kinh tế gia đình chị cải thiện đáng kể, thoát được nghèo.

Cũng là một trong những hộ nghèo ở ấp 12, xã Khánh Thuận, gia đình chị Lê Thị Tuyết vươn lên từ nghề nuôi cá trê vàng lai. Do không có đất sản xuất nên chị tận dụng 1 ao duy nhất của gia đình để bao màng lưới nuôi cá. Với diện tích màng lưới ngang 3m, dài 5m, sâu 3m, chị Tuyết thả nuôi mỗi vụ từ 15 - 20 kg cá giống. Tranh thủ thời gian rảnh chị Tuyết đi bắt ốc, rồi bằm chuối cây nấu với cám cho cá ăn. Nhờ vậy gia đình chị vụ nào cũng thu lợi khá cao.

Không chỉ có anh Nhiệm, chị Tuyết, chị Hồng, hiện nay nhiều hộ dân ở các xã: Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh An và thị trấn U Minh cũng đang thực hiện mô hình này. Bởi hiện nay khi nguồn cá đồng đang khan hiếm thì việc nuôi cá trê vàng lai được xem là một giải pháp tối ưu nhằm cung ứng nguồn thực phẩm phục vụ tốt bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài huyện. Chính vì thế mà đầu ra của cá trê vàng lai cũng ổn định.

Nguồn bài viết: http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=34935


Có thể bạn quan tâm

Năng Suất Trồng Trọt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay Năng Suất Trồng Trọt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.

20/10/2014
Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.

20/10/2014
Quýt Đường Chính Vụ Giảm Giá Quýt Đường Chính Vụ Giảm Giá

Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.

20/10/2014
Mùa Nhãn Trên Vùng Đất Cằn Mùa Nhãn Trên Vùng Đất Cằn

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

20/10/2014
Tỉ Phú Xoài Miền Tây Tỉ Phú Xoài Miền Tây

Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.

20/10/2014