100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) có nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Tổng đàn gia súc lớn của huyện đạt hơn 16.000 con. Trong đó, đàn trâu hơn 12.000 con, đàn bò hơn 2.000 con, đàn ngựa gần 2.000 con. Hiện, toàn huyện có 4.363 hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc đảm bảo phòng, chống rét, đạt 65%.
Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.
Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn bà con chăm sóc đàn vật nuôi để tăng sức đề kháng; cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng trong thức ăn để có đủ năng lượng chống rét; chủ động trữ thức ăn tinh, thức ăn khô, phụ phẩm nông nghiệp; tiêm phòng vắc xin, tăng khả năng miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-28930/muong-khuong-100-ho-dan-chu-dong-du-tru-thuc-an-cho-gia-suc.aspx
Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.