Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm

Đề tài được nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014 với mục đích tìm hiểu cơ chế và chứng minh tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 đến hiệu quả nuôi tôm.
Các nghiên cứu được phối hợp thực hiện với Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh cùng nông dân tại các địa phương trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lúa lai Arize B-TE1 đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường nuôi tôm. Các vi sinh vật có lợi và các loài thủy sinh làm thức ăn cho tôm tại các cánh đồng trồng lúa cao hơn và có ít vi sinh vật gây hại hơn, năng suất vụ tôm cao hơn, chất lượng tôm tốt và to hơn, tăng 45% lợi nhuận cho người nông dân.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh lúa lai Arize B-TE1 chịu mặn cao, lúa khỏe, đẻ nhánh mạnh, rễ lúa ăn sâu và năng suất cao. Trồng lúa này nuôi tôm cũng đạt, và tôm lớn nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ

Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.

Năm 2013, đa số nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đều trúng mùa và bán được giá. Với thời gian từ 2 đến 2 tháng rưỡi, mỗi ao nuôi từ 2.000m2 - 2.500m2, nông dân thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng trở lên.

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này