Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm. Ông Flegel cho biết: “Những thứ chúng ta cho tôm bố mẹ-con giống- ăn là loài giun biển từ Trung Quốc nơi mà dịch bệnh bắt đầu”.
Ông Flegel nghi ngờ Tiến sĩ Donald Lightner từ Trường ĐH Arizona, người đã phát hiện ra bệnh EMS ở Trung Quốc. Có thể Tiến sĩ đã biết rõ cách thức bệnh lây truyền và đã không tiết lộ toàn bộ các thông số ông ấy đã tiến hành nghiên cứu bởi vì Trường ĐH Arizona muốn hưởng lợi từ thông tin này.
Ông Flegel cho biết thêm: “Chúng tôi đang làm việc cùng với nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản và Đài Loan. Chúng tôi hi vọng nếu mình có thể mô tả chuỗi trình tự toàn bộ hệ gen, sau đó chúng tôi có thể tìm được điểm độc nhất của loài khuẩn này thì chúng tôi chính là người chế tạo loại thuốc. Tuy nhiên tôi nghĩ Lightner sẽ làm được điều đó trước”.
Nếu như các nhà nghiên cứu ở Châu Á tìm ra vật mang mầm bệnh thì họ sẽ công bố mà không cần lo lắng về bằng sáng chế.
Xem thêm: http://www.dw.de/thai-shrimp-death-scientists-still-baffled-by-southeast-asian-disease/a-17301496
Có thể bạn quan tâm

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.