Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc

Ngày 14 tháng 2 năm 2014, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 290/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng gia súc. Theo đó, vùng có dịch lở mồm long móng gia súc, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
1. Vùng có dịch: Xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm; xã Thượng Giáo và xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
2. Vùng bị dịch uy hiếp gồm các xã: Xuân La, An Thắng, Cao Tân và Cổ Linh, huyện Pác Nặm; các xã: Quảng Khê, Cao Thượng, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ, Bành Trạch, Khang Ninh, Mỹ Phương và thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể; xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.
3. Vùng đệm gồm các xã giáp ranh với các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp của huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện: Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn và Chủ tịch UBND các xã có dịch, nằm trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc theo đúng quy định của Pháp lệnh Thú y.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 16/6, “Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông - Tây Nam Bộ 2014” đã diễn ra tại TP.HCM, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và UBND ba tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương kết hợp tổ chức.

Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.

Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...