Chuyển 55 hộ MetroGAP sang VietGAP

15 hộ dân còn lại tiếp tục thực hiện để xét cấp đợt sau. 40 hộ này đã được Metro VN huấn luyện sản xuất theo tiêu chuẩn Metro GAP từ năm 2008 khi chưa có tiêu chuẩn VietGAP nên việc chuyển đổi khá dễ dàng, do 2 tiêu chuẩn này nhiều nét tương đồng như quy định ghi chép các hoạt động hàng ngày, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục cũng như quy định có thời gian cách ly trước khi thu hoạch… nên chỉ cần điều chỉnh bổ sung thêm một số chi tiết cho phù hợp với VietGAP.
Mỗi ngày 3 vùng nguyên liệu ở Lâm Đồng là huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương cung cấp cho Metro VN 35 - 40 tấn rau quả… với 138 sản phẩm được kiểm tra, sơ chế và đóng gói và vận chuyển theo tiêu chuẩn HACCP. Hiện nay Metro VN tiếp tục huấn luyện 25 hộ dân áp dụng chuẩn VietGAP. Như vậy Metro VN hiện có 100ha tại 3 vùng nguyên liệu này sản xuất và cung ứng các mặt hàng rau quả, trái cây đặc sản cho hệ thống siêu thị Metro.
Có thể bạn quan tâm

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Việc chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng màu dù đã được Chính phủ và Bộ NNPTNT chủ trương thực hiện từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn ì ạch. Thậm chí, diện tích màu đang ngày càng giảm mạnh.

Cải tạo diện tích cà phê vối (cà phê robusta) già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp ghép cành, ghép chồi đang được Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có diện tích cà phê lớn trong tỉnh quan tâm. Từ kết quả đã đạt được những năm gần đây, Bảo Lâm đang là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công tác này, và đã xuất hiện không ít mô hình cải tạo cà phê bằng biện pháp này có kết quả cao cả về kinh tế lẫn xã hội.

Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.