Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Dế

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dế của anh Lê Văn Tập- xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa vào một ngày đầu hè nắng chói chang. Trong ngôi nhà hai tầng, anh dành hẳn tầng hai với trên 20m2 để xếp các chậu nuôi dế.
Ban đầu do không hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi cũng như cách chăm sóc và thức ăn hàng ngày của chúng, nên anh chỉ nuôi thử với số lượng nhỏ, chỉ chừng vài chục con và chờ chúng sinh sản, thấy đơn giản và dễ làm. Sau khi nuôi có kết quả anh quyết định nhân rộng mô hình bằng cách đầu tư xây dựng thêm trang trại, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ nuôi dế, để làm được điều này anh đã nhiều lần đi thăm quan, tìm hiều các mô hình trang trại nuôi Dế ở Củ Chi- Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng vào mô hình chăn nuôi của mình một cách hợp lý và đúng cách.
Theo quan sát của chúng tôi, việc nuôi Dế cũng rất đơn giản, thức ăn cho Dế là cám thực phẩm hỗn hợp say thành bột nhuyễn, các loại rau cải, xà lách, bí, dưa hấu, hoặc cỏ... đây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp Dế phát triển nhanh.
Chuồng Dế là những chậu nhựa có đường kính khoảng 60-80 cm, được xếp chồng lên nhau, trên đậy lồng bàn hoặc lưới, bên trong lót rế bắc nồi cơm, rơm rạ, báo... cho Dế trú ngụ. Đồng thời bên trong đặt máng nước và máng đựng thức ăn cho Dế. Ở những chuồng Dế đẻ phải có khay cát ẩm cho trứng nở. Nhưng điều quan trọng là chuồng trại phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không có kiến, thằn lằn hoặc những con côn trùng lớn hơn chúng (chim, chuột, nhện...), nếu không Dế sẽ là thức ăn ngon lành cho loài bò sát này. Và điều đáng chú ý nữa là thức ăn cho Dế phải đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hư hỏng. Dế tuy ít bệnh, nhưng khi bị bệnh xử lý cũng không đơn giản, do đó phải chăm sóc rất kỹ, nhất là tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của dế đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc khác nhau.
Được biết giá mỗi kg Dế thịt trên thị trường hiện nay khoảng 250.000- 300.000đ/kg. Theo anh Tập: "Nuôi loài vật này đơn giản, chủ yếu bỏ công để chăm sóc, sau hai tháng nuôi, Dế bắt đầu sinh sản. Đây là giai đoạn quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ những con dế to khoẻ để nhân giống. Một nghìn con Dế thường đẻ 20 khay trứng, (1 khay khoảng 0,7- 1kg, 1kg Dế có khoảng 1.000 con), sau 10 - 12 ngày trứng nở. Tuy nhiên người nuôi dế cần chú ý vệ sinh chậu nuôi sạch sẽ, không để thức ăn (rau) quá thối nát vì sẽ làm dế mắc bệnh ỉa chảy. Đối với loại dế con thì 2-3 ngày cho ăn một lần và cho uống nước thông qua miếng mút đế tránh cho dế khỏi bị chết đuối; đối với dế thương phẩm và dế giống ngày cho ăn một lần, cho uống nước thông qua đĩa cát".
Đặc biệt, khi dế bắt đầu sinh sản cần phải lựa chọn thật kỹ những con dế to khỏe để nhân giống và tỷ lệ ghép giữa dế đực, dế cái trong một chậu (đàn) rất quan trọng vì nếu ghép ít đực tỷ lệ trứng nở kém. Theo kinh nghiệm của anh Tập tỷ lệ thích hợp nhất trong một chậu (đàn) là 1,2 đến 1,5 con cái ghép 01 con đực. Vốn đầu tư nuôi dế không lớn, ai cũng có thể nuôi được, nuôi dế cũng ít gây ô nhiễm môi trường, không có mùi, hệ thống chuồng trại không tốn nhiều diện tích, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. "Tính toán sơ bộ thì 1kg Dế bán 250.000, chúng ăn hết ¼ tiền thức ăn, tính cả thức ăn tận dụng được", như vậy lãi rất lớn.
Qua tìm hiểu cho thấy nuôi dế lợi nhuận khá cao, hiện có nhiều nhà hàng, khách sạn ở trong tỉnh và ngoài tỉnh (Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An...) đến đặt mua Dế thương phẩm rất nhiều, song anh Tập mới chỉ cung ứng được con giống. Với kinh nghiệm tích luỹ được qua ba năm chăn nuôi, không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà anh Tập vừa bán dế giống vừa tận tình hướng dẫn cho bà con các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm, phương pháp chăm sóc, nhân giống hiệu quả cao.
Có thể nói, với mô hình nuôi Dế như trên của hộ anh Tập là một trong những mô hình cần được nhân rộng cho người dân biết mà chăn nuôi. Đây là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp, lại không phải tốn nhiều công sức để chăm sóc; bên cạnh đó diện tích chăn nuôi Dế cũng không cần phải lớn chỉ khoảng chừng 10- 15m2, 5-10 cái chậu, và 400.000- 500.000 đồng tiền giống là chúng ta có thể chăn nuôi được vài chục ngàn con Dế.
Có thể bạn quan tâm

Con hàu không hề là một loài hải sản xa lạ với người dân Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Vùng đất bồi lắng phù sa này được thiên nhiên ưu đãi nguồn giống hải sản vô cùng phong phú, trong đó có con hàu. Nhưng đã từ lâu, loài hải sản này ít được chú ý đến, khó ai ngờ rằng, có ngày nó lại giúp được không ít người bước ra khỏi cảnh đói nghèo

Bắt đầu từ hôm nay (22/2), Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) chính thức hạ lãi suất cho vay bằng VND đối với mọi đối tượng khách hàng với mức giảm bình quân từ 1% đến 1,5%/năm.

Bình quân giá mỗi ký thiên lý từ 40.000- 45.000 đồng, vào thời điểm cuối năm có thể lên đến 65.000- 70.000 đồng. Trên 4.000 m2 trồng thiên lý, trừ chi phí, mỗi ngày còn lời trên 400.000 đồng.

Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít

Ở Đăng Hà, chỉ cần có tiền, muốn mua, muốn sang nhượng bao nhiêu đất cao su cũng được. Tính đến tháng 4/2011, đã có 51 doanh nghiệp nhảy vào “xí” đất trồng cao su với tổng diện tích lên đến hơn 7.000ha. Trong khi đó, sự lạnh lùng, vô cảm của quan chức từ xã đến tỉnh khiến dân nghèo “hết đường nhờ cậy”.