Chuẩn Bị Xuất Khẩu Trái Vải Sang Mỹ, Úc

Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang trong quá trình giám sát, đánh giá trước khi cấp mã số vùng trồng cho nhãn, vải ở phía Bắc để xuất khẩu vào Mỹ.
Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN, các công ty xuất khẩu trái cây ở phía Nam đang làm việc với các đối tác ở Bắc Giang để chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi sang thị trường Mỹ trong vụ vải năm nay, sau khi Mỹ cho phép nhập trái vải VN vào thị trường này (tháng 10-2014).
Một số công ty cho biết đã làm việc với Cục Bảo vệ thực vật để lựa chọn vùng nhãn, vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời cũng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu tìm biện pháp bảo quản trái vải tốt nhất để vận chuyển.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang trong quá trình giám sát và đánh giá trước khi cấp mã số vùng trồng cho nhãn và vải ở phía Bắc để xuất khẩu vào Mỹ.
Việc xuất khẩu trái nhãn, vải ở phía Bắc phức tạp hơn các loại trái cây phía Nam do phía Bắc chưa có nhà máy đóng gói trái cây được phía Mỹ cấp chứng nhận cũng như không có nhà máy chiếu xạ.
Do đó sau khi thu hoạch, trái vải phải được vận chuyển vào phía Nam để đóng gói và chiếu xạ trước khi xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chưa năm nào năng suất tại các vườn cà phê ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) lại có mức chênh lệch cao như năm nay. Tuy được giá, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không có thu nhập cao do năng suất thấp. Trong khi đó, một số hộ gia đình khác lại trúng lớn vì được mùa.