Nữ Giám Đốc Đưa Nhiều Cây Trồng Mới Đến Với Nông Dân

Theo ý kiến nhận xét của nhiều người thì bà Phạm Thị Quê, Giám đốc Hợp tác xã Tia Sáng (Gia Nghĩa) là người đưa nhiều giống cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao về cho nông dân trồng.
Cụ thể, năm 2006, bà đưa cây chanh dây về HTX trồng thí điểm hơn 2 sào và cho năng suất cao. Thời điểm đó, thị trường đầu ra thuận lợi, lợi nhuận đến cả trăm triệu đồng mỗi héc ta nên cây chanh dây đã được nhân rộng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, HTX đang liên kết với 12 hộ dân trồng 30 ha chanh dây chất lượng cao, sản lượng ước đạt 18.000 tấn/năm để phục vụ cho xuất khẩu.
Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Cách đây mấy tháng, bà đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng vườn ươm khoai lang giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Ngoài việc bán cây giống ra thị trường thì hiện nay, vườn ươm này còn cung cấp cây giống cho 33 hộ dân ở Đắk Glong để xây dựng cánh đồng khoai lang mẫu lớn với diện tích 150 ha, sản lượng ước đạt 2.200 tấn/vụ.
Dự án bước đầu đã thu hút được 15 hộ dân tham gia trồng với tổng diện tích 15 ha và cho năng suất cao. Các hộ dân trồng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô của HTX có năng suất cao hơn các giống khác từ 20 - 30%, chất lượng xuất khẩu đạt từ 50 - 80%.
Hiện tại, bà đang thí điểm trồng các loại cây dược liệu, cây gấc và hướng phát triển một số cây ăn quả như dứa, mãng cầu. Dự định sắp tới của bà là trồng một số cây nông nghiệp ngắn ngày có tính chất cải tạo đất có thể luân canh với các cây trồng khác sản xuất được 3 vụ mỗi năm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Bà Phạm Thị Quê chia sẻ: “Xuất phát từ một nông dân nên tôi đam mê và kiên trì gắn bó với các cây trồng, luôn đến các địa phương học tập các mô hình sản xuất, cây trồng mới và có hiệu quả kinh tế cao về trồng thí điểm, sau khi thành công sẽ chuyển giao cho nông dân”.
Hiện nay, HTX Tia Sáng đang liên kết với 1 tập đoàn đa quốc gia và 5 công ty khác để liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài 19 thành viên thì HTX đang tạo việc làm cho gần 200 lao động tại các hộ nông dân kiên kết với đơn vị.
Với những nỗ lực của bản thân, năm 2013, bà đã vinh dự được công nhận “Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững lần thứ 1” và có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 -2010, HTX điển hình tiên tiến của tỉnh...
Có thể bạn quan tâm

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành, hành vi sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển sẽ bị phạt tiền từ 80-150 triệu đồng.

Không chỉ là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, nước lợ chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, Tiền Phong (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) còn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản. Chính vì thế, những năm qua, dựa vào lợi thế sẵn có của địa phương, người dân xã Tiền Phong đã mạnh dạn lựa chọn và đưa nhiều loại giống thuỷ sản mới vào nuôi thí điểm. Không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá vược theo hình thức quảng canh là một trong những mô hình như thế...

Để việc triển khai quy chế quản lý cá tra bố mẹ hiệu quả, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Đại, Châu Thành (Bến Tre) tiến hành khảo sát tình hình khai thác đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại các cơ sở sản xuất giống.