Chưa cấp phép nhập khẩu thanh mai từ Trung Quốc

Theo Cục BVTV, qua kiểm tra tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hiện Cục chưa cấp phép nhập khẩu lô quả thanh mai nào từ Trung Quốc.
Về thông tin dòi trên quả thanh mai, Cục BVTV cho rằng, đó là điều bình thường trong tự nhiên; giống như dòi thi thoảng thấy trên quả ổi, thị, xoài, na, cam quýt. Trên quả nhãn, quả vải thỉnh thoảng cũng thấy sâu đục cuống trông khá giống dòi…
“Không có gì phải lo ngại đối với thông tin về phát hiện dòi trên quả thanh mai hay các loại quả tươi khác”- đại diện Cục BVTV cho biết.
Theo Cục BVTV, cây thanh mai mọc hoang nhiều nơi tại Việt Nam, nhất là ở Lâm Đồng (núi Langbiang) và các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai...). Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, phía Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản. Người dân thường thu hái các bộ phận của cây quanh năm về để ăn và làm thuốc.
Quả thanh mai thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Loại quả này được sử dụng nhiều vào mùa hè như một thứ quả giải khát, được xem có dược tính do chứa vị chua ngọt, thơm, có tác dụng bổ phổi và giảm đau dạ dày.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” cho bà con, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống.

So với những năm trước, năm nay tôm nuôi phần lớn được mùa nhưng lại rớt giá; trong khi đó giống, thức ăn, mọi chi phí đầu vào đều cao.

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.