Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm

Là địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” cho bà con, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống.
Mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” ở xã Thanh Hải được triển khai từ năm 2007, có 25 hộ tham gia, trên 100 lồng với khoảng 10 triệu con ốc hương. Trong quá trình triển khai, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm, tổ chức tham quan mô hình thực tế để bà con học tập kinh nghiệm.
Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho các hộ nuôi vay vốn thông qua các dự án phát triển sản xuất hàng năm của huyện. Qua các vụ thu hoạch, sản lượng ốc hương đạt trên 6,7 tấn/năm.
Anh Võ Tưởng, thôn Mỹ Tân 2, tham gia thực hiện mô hình cho biết: Gia đình tôi thả nuôi 3 lồng ốc hương, với hơn 70 vạn con. Do được hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc kỹ lưỡng ốc hương phát triển tốt, ít bị bệnh. Sau khi thu hoạch, gia đình thu lãi được gần 80 triệu đồng/năm.
Cùng chung niềm vui, anh Dương Văn Minh, ở thôn Mỹ Tân 2 tham gia mô hình chia sẻ: Mỗi một vụ gia đình tôi thả nuôi khoảng 1 triệu con ốc hương giống cho 4 lồng với tổng số tiền đầu tư hơn 100 triệu đồng. Ốc phát triển tốt cho năng suất đạt trung bình là 180 con/kg, với giá bán từ 170.000-210.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi được gần 100 triệu đồng/năm.
Theo anh Minh, ốc hương chủ yếu ăn tôm, cá, ghẹ..., mỗi ngày chỉ cần cho ốc ăn một lần vào sáng sớm lúc thủy triều xuống. Trước khi cho ốc ăn, cần dọn vệ sinh khu vực nuôi để loại bỏ xác thức ăn thừa ra ngoài. Trong quá trình nuôi thấy ốc bị dịch bệnh thì phải xử lý môi trường nuôi, thường xuyên bổ sung các chất bổ dưỡng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng thì ốc phát triển tốt và đạt hiệu quả cao.
Anh Lê Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hải cho biết: Từ hiệu quả của mô hình, đến nay toàn xã đã có 47 hộ nuôi, với 140 lồng ốc hương (khoảng 12 triệu con). Để mô hình phát triển theo hướng bền vững, trong thời gian tới địa phương có chủ trương quy hoạch vùng nuôi thủy sản, mở thêm các lớp tập huấn để người nuôi nắm bắt được các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho ốc; tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng thêm diện tích nuôi nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.

Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...

Với sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc di dân, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; đường giao thông được cứng hóa giúp nhân dân đi lại và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Từ đó người dân vùng chuyển dân sông Ðà có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.