Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc
Ngày đăng: 03/09/2015

Anh Dương Đăng Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn, cho biết: Hiện nay, tổng đàn gia súc có sừng trên địa bàn huyện có trên 31.510 con, trong đó đàn trâu bò trên 13.400 con, đàn dê cừu 18.800 con.

Nhằm bảo vệ đàn gia súc trong thời gian hạn hán gay gắt, huyện đã vận động những hộ chăn nuôi di chuyển gia súc về vùng chủ động nguồn nước và tích cực trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Từ đầu mùa hạn đến nay, nông dân huyện Ninh Sơn đã trồng được 184,9ha cỏ, chủ yếu chuyển đổi từ những vùng đất không chủ động nguồn nước tưới sang trồng cỏ nên đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn và duy trì được đàn gia súc trong mùa nắng hạn.

Đơn cử như xã Nhơn Sơn có tổng đàn gia súc có sừng 11.282 con, xã đã tích cực vận động, khuyến khích những hộ chăn nuôi chủ động trồng cỏ, nên trong mùa hạn này đã trồng được 59ha cỏ. Trồng nhiều nhất là cỏ voi, vì loại cỏ này dễ trồng, lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cách làm này hiệu quả nên ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng.

Chị Nguyễn Thị Huệ, thôn Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn, cho biết: Xác định chỉ có việc trồng cỏ mới có đủ thức ăn cho đàn bò, gia đình quyết định chuyển 2 sào đất trồng hoa màu sang trồng cỏ voi, nên không còn lo thiếu cỏ như trước nữa, 6 con bò cái của gia đình phát triển tốt.

Huyện Ninh Sơn cũng đang tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc. Theo kế hoạch tiêm phòng gia súc năm 2015, huyện đã triển khai tiêm 4.808 liều lở mồm long móng đàn trâu, bò.

Anh Dương Đăng Minh, cho biết thêm: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mưa sẽ xuất hiện ở tỉnh ta bắt đầu vào tháng 9. Trên cơ sở đó, để tiếp tục đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong thời gian tới, huyện tiếp tục khuyến khích, vận động bà con trồng cỏ trên những vùng đất trống, gò đồi và chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Có như vậy, mới bảo đảm duy trì đàn gia súc trong tình hình khô hạn còn diễn biến phức tạp”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

24/01/2014
Cận Tết, Hải Sản Không Nhiều Cận Tết, Hải Sản Không Nhiều

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.

24/01/2014
“Gió Mới” Ở Làng Nghêu Khai Long “Gió Mới” Ở Làng Nghêu Khai Long

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ, từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

24/01/2014
Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.

24/01/2014
Nghề Nuôi Ong Mật Nghề Nuôi Ong Mật

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.

24/01/2014