Chọn giống ngắn ngày sản xuất mang lại hiệu quả cao

Những ngày này, gia đình ông Nuôi đang khẩn trương thu hoạch trái bán cho thương lái khắp nơi.
Được biết gia đình ông Nuôi lựa chọn giống đu đủ Thái Lan vào trồng từ tháng 10/2014 đến nay.
Ban đầu ông trồng khoảng 250 cây trên diện tích đất hơn 2.000m2 ven bờ suối.
Ông cho biết, khu đất thịt pha cát này tương đối màu mỡ, phù hợp cho việc sản xuất các loại hoa màu ngắn ngày, trồng cây ăn trái như đu đủ.
Nhận thấy thuận lợi, gia đình ông đã mạnh dạn mua giống về trồng.
Thời gian đầu áp dụng trồng, ông cũng khá lo lắng, bởi trước giờ người dân chỉ trồng những giống đu đủ truyền thống của địa phương, giờ đưa giống mới biết có phù hợp hay không?
Nhờ chịu khó học hỏi và biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn đu đủ sinh trưởng phát triển tốt, đến giữa tháng 3, cây bắt đầu cho trái.
“Trồng đu đủ Thái Lan trên vùng đất thịt pha cát rất hợp, khi mua giống 3.000 đồng một hạt, ươm cây con rồi mới trồng, khi trồng khoảng cách 3m một cây, hàng cách hàng 4m.
Trước khi trồng cần bón lượng phân hữu cơ vừa phải, khi cây con bắt đầu phát triển thì bón phân hóa học để bộ rễ cây hấp thụ nhanh, đến giai đoạn cây phát triển cho nhiều lá, dùng thuốc bảo vệ thực vật xịt phòng trừ sâu rầy định kỳ”, ông Nuôi cho biết.
Sau 3 tháng cây bắt đầu cho trái lần đầu tiên, lúc này cần tăng cường lượng phân bón hóa học để giúp cây đủ dinh dưỡng nuôi trái.
Đặc biệt, giai đoạn này phải thường xuyên nhổ cỏ quanh gốc, tránh đụng rễ cây gây mất sức ảnh hưởng lá và trái; cắt tỉa bớt trái không đạt chất lượng, bớt lá để cây tập trung nuôi trái được tốt.
Thời kỳ cây đậu trái nhiều cần có cọc chống để cây khỏi đổ ngã hoặc gãy.
Đu đủ Thái Lan là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và có hệ thống thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa, giúp cây sinh trưởng phát triển.
Hiện vườn đu đủ Thái Lan hơn 210 cây của gia đình ông Nuôi đang cho thu hoạch.
Ghi nhận tại vườn, mỗi cây cho lượng trái khá nhiều, trái to đạt chất lượng.
Hơn 1 tháng qua ông thu đu đủ định kỳ, cứ trung bình 3 ngày ông thu trái một lần, mỗi lần hơn 2 tạ, trung bình mỗi trái nặng từ 1,5 - 2,5kg, bán giá tại vườn 5.000 đồng/kg.
Với lượng trái này từ đây đến mùa thu hoạch cả chục tấn là điều khả quan.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.

Chuyện nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa mới hiện nay không phải là hiếm, nhưng một người dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nghiên cứu lai tạo thành công nhiều giống lúa đạt chuẩn được xem là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới nông dân và các nhà khoa học. Người chúng tôi muốn nói đến là ông Phan Văn Oanh (Mười Oanh), ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình.

Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.

Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh