Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng

Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng
Ngày đăng: 20/10/2015

Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số một cách thiết thực, hiệu quả, bên cạnh những chính sách hỗ trợ được nêu rõ trong Nghị định 75/2015 NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Chính phủ còn đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người trồng rừng.

Theo đó, ngoài số tiền 5 - 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền để trồng rừng SX phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình còn được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng NN-PTNT cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến mức 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2% năm.

Thời hạn cho vay từ khi trồng cho đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.

Không chỉ cho vay để trồng rừng mà những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

(bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng) còn được vay vốn để phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo cuộc sống.

Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được vay tối đa 50 triệu đồng với lãi suất 1,2% không quá 10 năm.

Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng SX và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thì được cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc lương thực.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.

Với những chính sách tín dụng ưu đãi, người trồng rừng có thể phần nào yên tâm ổn định cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Thanh Tra Các Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi, Thuốc Thú Y Phú Yên Thanh Tra Các Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi, Thuốc Thú Y

Sở NN-PTNT Phú Yên vừa thành lập đoàn tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về thức ăn chăn nuôi (kể cả thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản), thuốc thú y (kể cả thuốc thú y thủy sản), chế phẩm sinh học (dùng trong chăn nuôi, thú y, thủy sản), sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đoàn thanh tra còn lấy một số mẫu đối với các sản phẩm trên để kiểm tra chất lượng…

07/07/2014
Cà Phê Giảm Giá, Tiêu Tiếp Tục Tăng Cà Phê Giảm Giá, Tiêu Tiếp Tục Tăng

Trong vụ thu hoạch, giá tiêu dao động ở mức 135-140 ngàn đồng/kg, trước đó nhiều nông dân đã bán ra để thanh toán tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đầu tư vụ mới. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, giá hạt tiêu luôn trên 100 ngàn đồng/kg, giúp nhiều nông dân trồng tiêu thu lợi nhuận từ 200-500 triệu đồng/hécta/năm.

14/06/2014
Thành Công Từ Nuôi Ếch Giống Thành Công Từ Nuôi Ếch Giống

Thôn Di Tây nằm ở địa bàn thấp trũng của xã, chỉ độc canh về cây lúa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được điều đó, ông Trực luôn trăn trở tìm một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Năm 2006, được Trung tâm Khuyến nông, lâm - ngư tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ vốn, tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi ếch thịt (giống ếch lai Thái Lan), ông mạnh dạn nuôi thử nghiệm.

07/07/2014
Đông Xuân (Hà Nội) Khởi Sắc Cùng Hoa Nhài Đông Xuân (Hà Nội) Khởi Sắc Cùng Hoa Nhài

Đến Đông Xuân thời điểm này, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cánh đồng ngập tràn màu trắng của hoa nhài. Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng do đang vào mùa cao điểm thu hoạch hoa nhài nên ngay từ đầu giờ chiều, cánh đồng mẫu lớn của xã Đông Xuân đã đông nghịt người.

14/06/2014
Chăn Nuôi Ở Vùng Đất Ngập Mặn Chăn Nuôi Ở Vùng Đất Ngập Mặn

Đầu năm 2013, khi anh Lê Văn Tân mới đến lập trang trại tổng hợp ở thôn Đông Hà, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), có nhiều người ái ngại cho anh bởi đây là vùng đất “trồng lúa, lúa chết, trồng khoai, khoai ủng”, ai lại dại mang hàng trăm triệu đồng mà đổ vào đây đầu tư bao giờ, rồi cũng đến ngày bỏ đất mà đi thôi…

07/07/2014