Đông Xuân (Hà Nội) Khởi Sắc Cùng Hoa Nhài

Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình trồng hoa nhài, đời sống của người dân xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn - Hà Nội) đã được cải thiện rõ rệt, góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Giá trị thu nhập cao
Đến Đông Xuân thời điểm này, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cánh đồng ngập tràn màu trắng của hoa nhài. Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng do đang vào mùa cao điểm thu hoạch hoa nhài nên ngay từ đầu giờ chiều, cánh đồng mẫu lớn của xã Đông Xuân đã đông nghịt người.
Vừa thoăn thoắt hái từng búp nhài, chị Lê Thị Thủy (thôn Cả, xã Đông Xuân) vừa cho chúng tôi biết, thời gian thu hoạch hoa nhài kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 9, trong đó, tháng 6 là giai đoạn hoa nhài nở rộ. Bông nhài khi đã chớm nở phải thu hoạch ngay, không thể để tới ngày hôm sau vì hoa sẽ nở quá to, thương lái không thu mua. Chính vì vậy, các hộ đều phải tranh thủ hái cho bằng hết số nụ đơm bông trong ngày.
So với việc trồng lúa, cây nhài cho thu nhập cao hơn nhiều, dù việc chăm sóc có phần vất vả hơn. Trời rét, hoa nở muộn, nếu gặp trời mưa, hoa rất dễ hỏng. Trong suốt quá trình cây đơm hoa, người trồng hoa phải thường xuyên tỉa lá, bón phân, phun thuốc diệt trừ các loại sâu bệnh như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ cánh cứng… Nếu được chăm sóc tốt, một sào trồng nhài có thể cho thu hoạch 400 kg hoa/vụ, trừ chi phí có thể thu lời hàng chục triệu đồng.
Ông Trần Văn Chắt - Trưởng thôn Bến (xã Đông Xuân) chia sẻ, hiện cả thôn có khoảng 17ha đất trồng nhài (chiếm hơn 1/3 tổng diện tích trồng nhài của toàn xã). Thôn có khoảng 350 hộ thì hơn 95% làm nghề trồng nhài. Nếu trước đây, người dân chỉ biết trông vào cây lúa, một năm hai vụ với thu nhập thấp thì trong vài năm trở lại đây, nhờ chuyển đổi sang trồng nhài lấy hoa, thu nhập của người dân đã tăng gấp 5 - 8 lần.
Tiếp tục nhân rộng
Ông Lê Văn Được - Chủ tịch UBND xã Đông Xuân cho biết, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên hiện có tới trên 50% số hộ trong toàn xã tham gia trồng nhài. Nhờ cây nhài mà thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Cụ thể, nếu như cách đây chừng 5 năm, thu nhập của người dân chỉ vào khoảng 18 triệu đồng/người/năm thì nay đã đạt trên 24,5 triệu đồng. Nhờ kinh tế được cải thiện nên việc huy động sức dân trong các phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới tại địa phương cũng thuận lợi hơn.
Mới đây, lãnh đạo xã đã thống nhất với các hộ dân về việc ký hợp đồng thu mua dài hạn với Hiệp hội Hoa nhài huyện Sóc Sơn. Theo đó, mức giá thu mua sẽ được duy trì ổn định, liên tục trong vòng 7 năm (từ năm 2014 - 2021) và không thấp hơn 35.000 đồng/kg, giúp người dân an tâm trong khâu tiêu thụ, từ đó có hướng đầu tư, phát triển cây nhài về lâu dài.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, toàn huyện có 126ha đất trồng nhài, trong đó xã Đông Xuân chiếm gần 1/2 tổng diện tích.
Nhận thức được vai trò của cây nhài trong nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, Sóc Sơn đã tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhài và hỗ trợ người dân ở đầu ra cho sản phẩm. Huyện cũng đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng loại cây này ra các xã khác như Phù Lỗ, Xuân Giang, Bắc Phú…, phấn đấu tăng diện tích trồng nhài thêm từ 5 - 10ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-9, nông dân bán khóm cho thương lái với giá 7.200 đồng/trái (khóm nặng từ 1 kg trở lên). “Khoảng hơn một tháng nay, giá khóm từ chỗ 2.000 đồng/trái đã nhảy lên mức 7.000 – 8.000 đồng/trái. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay”, lão nông Sáu Bảnh ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh cho biết (ảnh). Hiện tỉnh Hậu Giang có khoảng 1.600ha khóm, tập trung ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nông dân trồng khóm vụ nghịch tập trung chủ yếu ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Hỏa Tiến có hơn 1.000 hộ thì có đến 50% hộ canh tác cây khóm với diện tích gần 950ha. Năng suất khóm bình quân 8.000 trái/ha, với mức giá hiện nay nông dân trồng khóm vụ nghịch đạt mức lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha. Đa số người dân ở đây trồng giống khóm Queen, gắn với đặc thù thổ nhưỡng đất nhiễm phèn mặn nên khóm cho vị ngọt và thơm rất đậm đà. Đây cũng là điều đặc biệt tạo nên thương hiệu khóm Cầu Đúc. Trong đó, nhiều người dân đã lập trang trại trồng khóm đến 100ha để cung ứng cho các nhà máy chế biến ở Tiền Giang và TPHCM

Năm 2010, gia đình chị Hương chuyển 400 m2 đất vườn trồng rau ngót sang trồng ổi ngọt Đài Loan. Từ 20 cây ổi ban đầu, giờ trong vườn của gia đình chị đã có trên 100 gốc. Giống ổi này phát triển nhanh, thời gian thu hoạch dài (khoảng 4 - 5 tháng/năm), hiếm khi bị sâu bệnh.

Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt – Nga, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại VN cho biết Nga đang có chính sách tăng cường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Thêm vào đó, lệnh cấm lệnh cấm nhập hoa quả từ EU đã thúc đẩy Nga trở về với thị trường Châu Á.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị bàn giải pháp khai thác, xuất khẩu cá ngừ do Bộ NN&PTNT tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo, các cơ quan liên quan, doanh nghiệp thủy sản, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, diễn ra ngày 13-9 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.