Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng

Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng
Ngày đăng: 20/10/2015

Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số một cách thiết thực, hiệu quả, bên cạnh những chính sách hỗ trợ được nêu rõ trong Nghị định 75/2015 NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Chính phủ còn đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người trồng rừng.

Theo đó, ngoài số tiền 5 - 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền để trồng rừng SX phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình còn được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng NN-PTNT cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến mức 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2% năm.

Thời hạn cho vay từ khi trồng cho đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.

Không chỉ cho vay để trồng rừng mà những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

(bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng) còn được vay vốn để phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo cuộc sống.

Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được vay tối đa 50 triệu đồng với lãi suất 1,2% không quá 10 năm.

Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng SX và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thì được cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc lương thực.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.

Với những chính sách tín dụng ưu đãi, người trồng rừng có thể phần nào yên tâm ổn định cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

14/05/2012
Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

04/03/2011
Nông Dân Nam Đông Làm Giàu Nông Dân Nam Đông Làm Giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

15/05/2012
Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên

05/06/2011
Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Được 3,6 Triệu Tấn Gạo Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Được 3,6 Triệu Tấn Gạo

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo, tăng 600.000 tấn so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

17/04/2012