Kinh nghiệm trồng cây xạ đen cho hiệu quả kinh tế cao

Theo kinh nghiệm của ông Trần Văn Chính -người nổi tiếng với mô hình trồng cây Xạ Đen trên đất ẩm tại Xã Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hòa Bình thì xạ đen chỉ thích hợp với chất đất và khí hậu của vùng núi cao (khí hậu lạnh, đất đỏ, đất thịt, đất cá pha tơi xốp).
Cây xạ đen có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân, vụ Thu. Vào vụ Xuân, nên trồng cây từ tháng 1-4, vụ Thu từ tháng 9-10.
Khi trồng ở vùng đồi, bà con cần cuốc hố sâu sâu 20cm, rộng 20cm cho một cây.
Để cây có tiềm năng phát triển tốt ngay từ ban đầu, bà con nên dùng phân bón lót cho cây.
Lượng phân bón cho mỗi ha từ 10-15 tấn phân chuồng, 400-500kg NPK.
Bón toàn bộ lượng phân lót và phải trộn đều với đất, tránh bón sát vào rễ cây.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4/6 tới, 500 kg vải thiều đầu tiên sẽ có mặt tại Paris, Pháp và được bày bán tại siêu thị Thanh Bình Jeune.

Theo bà Đoàn Thị Chải - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, toàn tỉnh có hơn 20 ha nhãn của hơn 170 hộ tại 2 xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) và Hàm Tử (Khoái Châu), mỗi xã có 10 ha được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Phát hành Bản tin Xây dựng Nông thôn mới (NTM) huyện Bắc Quang là cách làm sáng tạo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM huyện Bắc Quang. Việc làm này nhằm tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phát huy được vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia.

Hiện nay, do đang bước vào đầu mùa mưa nên tình hình dịch hại cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây mía, trong đó đáng lo ngại nhất là đối tượng sâu đục thân. Chính vì vậy, để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng chống các đối tượng sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Ở Quảng Trị sau ngày giải phóng, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và thiên tai hoành hành thường xuyên đã biến những thôn làng trù mật trước đây thành “những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ” (Chế Lan Viên).