Chi cục Thú y cảnh báo về cysteamine nhập lậu từ Trung Quốc

Theo phân tích của các nhà khoa học, cysteamine làm kích thích hoóc môn tăng trưởng, ảnh hưởng sức khỏe con người nên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn gia súc.
Chất cysteamine nhập lậu chủ yếu từ biên giới phía Bắc, được ngụy trang thay đổi bao bì, nhãn mác thành các sản phẩm phụ gia, men tiêu hóa... để bán ra thị trường. Nhiều trang trại chăn nuôi, người sản xuất thức ăn gia súc lợi dụng trộn chất cysteamine cho heo ăn để kiếm lời bất chính.
Ông Phạm Văn Hoang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Sau khi có thông tin phản ánh của báo chí là “thần dược cysteamine” nhập lậu từ Trung Quốc được sử dụng tràn lan tại Hà Nội, theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Văn Phúc, Cơ quan thú y vùng 6 và Cục Thú y phía Nam tăng cường quản lý, ngăn chặn chất tạo nạc, tăng trọng xâm nhập vào phía Nam.
Đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, đại lý kinh doanh, xử lý nghiêm nếu phát hiện trộn chất cystemine. Ở các tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp với lực lượng thanh tra ngành nông nghiệp thành lập các đoàn kiểm tra cơ sở buôn bán thú y, thức ăn gia súc và các trang trại, người chăn nuôi nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm nếu có, không để thịt heo thương phẩm bán ra thị trường có tồn dư chất tạo nạc, tăng trọng...
Chi cục Thú y Bình Phước khuyến cáo cơ sở buôn bán, người chăn nuôi, chủ trang trại nâng cao ý thức vì sức khỏe cộng đồng, không vì lợi nhuận phi pháp sử dụng cysteamine trong chăn nuôi heo.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai ở khắp các địa phương trong tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho người dân.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...

Tuy không thuộc diện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến năm 2015, nhưng nhờ có lợi thế về điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là sự đồng thuận của nhân dân, nên huyện Tây Sơn và tỉnh đồng ý bổ sung xã Tây Xuân vào lộ trình hoàn thành XDNTM vào năm 2015.

Đó là anh Nguyễn Ngọc Quà, ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An (TX An Nhơn). Từ chỗ nghèo khó, nhờ theo nghề trồng mai mà gia đình anh có “của ăn, của để”. Anh còn giúp nhiều hộ trong thôn về kỹ thuật trồng mai kiểng, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Nếu không có sự chuyển biến về mặt chất lượng và thay đổi về chuỗi giá trị, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cứ ì ạch như hiện nay, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam, cảnh báo.