Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không thay đổi, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn ì ạch

Không thay đổi, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn ì ạch
Ngày đăng: 02/10/2015

Tại diễn đàn chính sách “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập: kinh nghiệm từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” được tổ chức trong hai ngày 1 và 2-10 tại Thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Đình Bích cho rằng Việt Nam là quốc gia có chuỗi giá trị ngành lúa gạo dài nhất trên thế giới hiện nay.

Theo đó, đường đi của hạt gạo ở ĐBSCL phải qua rất nhiều khâu trung gian, từ nông dân, qua cò lúa, qua thương lái, đưa đến các nhà máy xay xát, qua môi giới bán gạo, thương nhân phân phối rồi mới đến các nhà xuất khẩu.

Theo ông Bích, điều này sẽ dẫn đến hai hệ quả.

Thứ nhất, chuỗi giá trị càng dài bao nhiêu, thì lợi nhuận phân phối cho hai chủ thể chính là người nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo càng ít hơn; thứ hai, không kiểm soát được dư lượng kháng sinh và truy xuất được nguồn gốc...

“Hệ quả tiếp theo của câu chuyện này là không thể xuất khẩu gạo vào được những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng, mà phụ thuộc rất lớn vào một số rất ít thị trường không đòi hỏi về chất lượng,” ông Bích cho biết.

Ngoài lý do về chất lượng, việc xuất khẩu gạo vào ba thị trường tập trung gồm Malaysia, Indonesia và Philippines có giá bán bình quân chênh lệch khá lớn so với mức giá bình quân của các thị trường còn lại trong quá khứ cũng dẫn đến phụ thuộc vào ba thị trường này.

Cụ thể, theo ông Bích, vào năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam vào ba thị trường nêu trên có giá bình quân cao hơn mức giá bình quân của các thị trường còn lại đến 95 đô la Mỹ/tấn; năm 2009 con số này là 106 đô la Mỹ/tấn và đến năm 2010 mức chênh lệch về giá giữa ba thị trường này với các thị trường còn lại đã lên đến 164 đô la Mỹ/tấn.

Chính lợi nhuận xuất khẩu vào ba thị trường nêu trên lớn hơn rất nhiều so với các thị trường còn lại, cho nên đã có một thời gian dài có không ít doanh nghiệp cứ trông chờ vào phân bổ hạn ngạch xuất khẩu vào ba thị trường này, mà lười tìm kiếm thị trường mới.

Tuy nhiên, theo ông Bích, từ năm 2013 trở lại đây, xuất khẩu gạo vào ba thị trường nêu trên gặp khó khăn hơn do chính sách tự túc lương thực của họ, trong khi đó, thị trường mới là Trung Quốc lại thường xuyên “nóng- lạnh” dẫn đến xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó như hiện nay.

Vì vậy, vấn đề chính của ngành lúa gạo ĐBSCL hiện nay là phải thay đổi về mặt chất lượng hạt gạo để tạo sự đa dạng về thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường khó tính, đặc biệt, phải “làm gọn” chuỗi giá trị của ngành hàng này.

Theo một số nhà chuyên môn, muốn làm được như vậy thì phải tổ chức lại sản xuất thông qua mô hình cánh đồng lớn.


Có thể bạn quan tâm

20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội 20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.

15/09/2014
Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014 Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

15/09/2014
Hơn 3.000 Ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Hơn 3.000 Ha Lúa Bị Rầy Gây Hại

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

15/09/2014
Phía Sau Những Chiếc Tàu Vỏ Thép Phía Sau Những Chiếc Tàu Vỏ Thép

Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.

15/09/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Vận Tải Biển Không Thể Chậm Trễ Hơn Tái Cơ Cấu Ngành Vận Tải Biển Không Thể Chậm Trễ Hơn

Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

15/09/2014