Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu

Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu
Ngày đăng: 25/11/2013

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chiếm 5,1% so với tổng sản lượng lúa được xuất khẩu quy ra gạo.

Thông tin trên được Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết tại hội thảo “Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: giải pháp và vấn đề” được tổ chức ở Cần Thơ vào ngày 21-11.

Theo ông Luật, một kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị xuất khẩu gạo ở An Giang trong năm nay, cho thấy mặt hàng lúa gạo xuất khẩu hiện được phân phối qua 3 kênh chính. Thứ nhất, kênh phân phối từ nông dân đến nhà máy chế biến, chiếm 2,8% và từ nhà máy chế biến đến công ty xuất khẩu gạo, chiếm 24,2%; Thứ 2, từ nông dân sản xuất đến thương nhân mua lúa, chiếm 91,2%, từ thương nhân mua lúa đến nhà máy xay xát, chiếm 31,3% và từ nhà máy xay xát đến công ty xuất khẩu, chiếm 24,2%.

“Riêng kênh mua bán thông qua hình thức nông dân bán trực tiếp lúa cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm có 5,1%”, ông Luật cho biết.

Lý giải nguyên nhân trên, nhiều đại biểu tham dự hội thảo này cho biết một phần do doanh nghiệp xuất khẩu gạo chuộng mua gạo hơn mua lúa, sau đó đem về đánh bóng, đóng bao xuất khẩu theo yêu cầu đơn hàng của đối tác (chủng loại, quy cách đóng bao), một phần do việc vận chuyển lúa hàng hóa từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ (doanh nghiệp xuất khẩu) khó khăn, chi phí vận chuyển tăng cao, nên nông dân thường chọn giải pháp bán ngay lúa tươi tại ruộng khi thu hoạch xong.

Chính việc mất quá nhiều khâu trung gian trong đường đi của lúa hàng hóa từ đồng ruộng đến doanh nghiệp xuất khẩu nên lợi nhuận nông dân thu được thường không cao, dù họ là lực lượng đảm nhận đến 50% khối lượng công việc trong chuỗi giá trị của ngành lúa gạo.

Thực tế, điều này được thể hiện qua báo cáo phân tích chuỗi giá trị gia tăng ngành gạo được ông Luật sử dụng trình bày tại hội thảo này. Theo đó, giá trị thuần nông dân thu được trên mỗi kí lô gam lúa là 540 đồng (tương đương 27,8%). Trong khi đó, thương nhân mua lúa thu được 39 đồng (2%), nhà máy xay xát 123 đồng (6,3%), nhà máy lau bóng 50 đồng (2,6%). Riêng doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu được đến 556 đồng (tương đương 28,7%) trên mỗi kí lô gam gạo xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, các cơ quan thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản giống gồm cá mú giống, tôm giống nhập khẩu vào Việt Nam có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy.

23/09/2015
Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc

Hôm nay 21.9, Cơ quan CSĐT Công an H.Ninh Phước, Ninh Thuận, đã ra quyết định khởi tố vụ án phá hoại vườn nho xảy ra ở KP.10, thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước.

23/09/2015
Lúa thu đông thiệt kép Lúa thu đông thiệt kép

Trà lúa thu đông ở Cà Mau bắt đầu vào thu hoạch. Nhưng, những cơn mưa kéo dài như không ngớt khiến nhà nông đứng ngồi không yên…

23/09/2015
Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa

Nông dân trong tỉnh Bình Thuận hiện đang dồn sức sản xuất vụ mùa. Tuy nhiên, trước những yếu tố bất lợi của thời tiết, khả năng nhiều khó khăn đang chờ đợi trước mắt, đòi hỏi các địa phương phải có biện pháp đối phó...

23/09/2015
Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm.

23/09/2015