Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa

Nông dân Hàm Thuận Bắc làm đất, gieo sạ lúa vụ mùa
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống gần 22.300 ha lúa vụ mùa, đạt 55,74% kế hoạch. Trong đó, tập trung ở huyện Bắc Bình 6.727 ha, Tánh Linh 4.025 ha, Đức Linh 3.850 ha…Riêng huyện Tuy Phong là địa phương đầu tiên hoàn thành sản xuất vụ mùa với trên 2.000 ha lúa.
Trước những yếu tố bất lợi về thời tiết, thực trạng nguồn nước hạn chế tại các công trình thủy lợi, hiện nay các địa phương đang tập trung sản xuất vụ mùa gắn với các biện pháp tiết kiệm nước tưới. Điển hình tại huyện Đức Linh, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa 2015 là 7.275 ha; gồm cây lúa 6.300 ha, cây bắp 500 ha, đậu phộng 155 ha, cây đậu các loại 185 ha…
Ông Trương Quang Đến - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Linh cho biết, trong thời gian xuống giống vụ mùa 2015, huyện đề nghị bà con sau thu hoạch lúa hè thu, phải khẩn trương làm đất, xuống giống vụ mùa.
Bởi theo dự báo mùa mưa năm 2015 sẽ chấm dứt sớm, đồng thời định kỳ hàng năm vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 Nhà máy thủy điện Đa Mi xả nước với lưu lượng nhỏ hoặc ngưng xả nước.
Do vậy nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng có thể xảy ra. Đối với xứ đồng Tự Túc ở xã Vũ Hòa, vùng trũng Đức Tài, vùng cầu đỏ La Ngà, huyện vận động nhân dân không tổ chức sản xuất vụ mùa mà chuyển qua sản xuất đông xuân sớm để lách lũ vào cuối tháng 9, tháng 10.
Riêng cây bắp, đậu và rau các loại trên đất màu, tranh thủ xuống giống nhanh và kết thúc tập trung trong tháng 8, thu hoạch trong tháng 11 để hạn chế thiếu nước vào cuối vụ.
Về phía Sở Nông nghiệp & PTNT, để tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, bảo đảm cấp nước sản xuất vụ mùa năm 2015, Sở đã đề nghị UBND các địa phương phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất vụ mùa.
Rà soát lại kế hoạch sản xuất để điều chỉnh cho phù hợp với khả năng về nguồn nước. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn trên địa bàn. Khuyến cáo nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên sử dụng các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn.
Mặt khác, không tự ý sản xuất tại các khu vực khó để bảo đảm được nguồn nước, tránh thiệt hại do thiếu nước gây ra.
Chủ động phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Công ty thủy điện Đại Ninh và Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi sử dụng triệt để nguồn nước thủy điện tích trữ vào các công trình thủy lợi như hồ chứa, ao bàu, đập dâng, kênh trục lớn trên địa bàn các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh.
Áp dụng phương pháp cấp nước tưới luân phiên trong các hệ thống công trình thủy lợi nhằm tiết kiệm nước. Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ thi công tu sửa công trình, cống lấy nước, trạm bơm tưới, nạo vét kênh mương đầu tư từ nguồn vốn nước thô và vốn cấp bù thủy lợi trong kế hoạch sửa chữa năm 2015.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Đến ngày 11/9/2015, tổng lượng nước tích trữ trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh đạt khoảng 52,8% dung tích hữu ích thiết kế; tổng lượng nước tích trữ trong hồ thủy điện Đại Ninh đạt 6,45% dung tích hữu ích thiết kế, hồ thủy điện Hàm Thuận đạt 48,85% dung tích hữu ích thiết kế, thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
Từ nay đến cuối năm 2015, lượng mưa ít thì tình trạng thiếu hụt nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vụ mùa sẽ xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...

Gần đây, trong làng giống cây trồng Việt Nam xuất hiện một tên tuổi mới, đó là thương hiệu Sao Cao Nguyên® Seeds. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và người sản xuất, Cty này đã cùng một lúc đưa ra thị trường 3 giống khổ qua lai F1 với các đặc tính cơ bản như: thu trái sớm; trái sai, thời gian thu trái dài; màu sắc, hình dáng đẹp; cứng trái thích hợp vận chuyển xa và bảo quản lâu. Các giống lai này có tính thích nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng miền ở cả Bắc, Trung, Nam.

Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm. Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ.

Đôi tay ông Khoa vừa nhẹ nhàng vớt nước đã pha thuốc tắm cho bầy cá trước khi đưa vào thả, ông vừa giảng giải với chúng tôi: "Khi tắm thuốc cho cá cần sục khí, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quẫy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay". Vui tính và cởi mở ông chẳng có ý giữ bí mật bài thuốc quý mà ông mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi