Chất cấm trong chăn nuôi tràn lan vì chế tài chưa nghiêm

Theo quy định hiện hành, nếu có một con heo bị phát hiện nuôi bằng chất cấm, người chăn nuôi sẽ bị phạt 15 triệu đồng và nếu bị phát hiện 1.000 con heo nuôi bằng chất cấm, thì mức phạt đối với một trang trại cũng không thay đổi, chỉ là 15 triệu đồng.
Bất cập của quy định về xử lý sai phạm trong ngành chăn nuôi được ông Phan Minh Báu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, nêu ra với báo giới vào ngày 22-10 xung quanh vấn đề chất cấm trong chăn nuôi.
Hiện ba chất tạo nạc có bán trên thị trường là sabutamol, ractopamine, clenbuterol, trong đó sabutamol là chất được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ông Báu cho biết, theo quy định hiện nay, mức phạt hành chính đối với những hộ dân nuôi heo bằng chất cấm chưa có tính răn đe nên mới có chuyện người chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi và Đồng Nai là một trong những điểm nóng về vấn đề này.
Điều bất cập khác, theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, là trước đây Bộ NN&PTNT xem chất tạo nạc mà người chăn nuôi dùng là chất cấm, nhưng chính cách xử lý hiện nay, ở một góc độ nào đó, lại chỉ xem chất tạo nạc như một chất được sử dụng có điều kiện.
Lý giải điều này, ông Báu cho biết, theo quy định hiện hành, khi phát hiện heo có chất cấm mà cụ thể là chất tạo nạc, người chăn nuôi phải nuôi tiếp 1-2 tuần để chất cấm đào thải hết rồi mới được bán ra thị trường.
Điều đó giống như xem chất tạo nạc là một chất có sử dụng có điều kiện, nên mỗi khi có đoàn kiểm tra là có thể phát hiện có chất tạo nạc trong heo.
Tuy nhiên, theo ông Báu, trước đây số mẫu phát hiện có chất cấm tại các hộ dân, trang trại chăn nuôi là từ 15-20% nhưng nay do sự kiểm tra của sở nông nghiệp nên tỷ lệ vi phạm đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3-4% số mẫu kiểm tra.
Tháng trước, đoàn thanh tra của Bộ NN&PTNT đã có những đợt thanh kiểm tra để lấy mẫu kiểm tra và phát hiện heo nuôi của một số công ty lớn đóng trên địa bàn Đồng Nai có nuôi bằng chất tạo nạc.
Ngay sau khi có thông tin này, giá heo hơi trên thị trường có những biến động nhất định, và hiện dao động quanh mức 42.000 - 45.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.

Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.