Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.
Trong đơn kiến nghị của Hiệp hội Phát triển Cá nước lạnh Việt Nam và các nhà sản xuất nuôi trồng cá tầm, hiện tình trạng nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc tái diễn ngang nhiên qua biên giới phía Bắc.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, mỗi ngày có từ 2-3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và tiêu thụ nội địa), trong khi Hiệp hội và các nhà sản xuất cá tầm khẳng định tất cả cá tầm sản xuất trong nước không có bất kỳ đơn hàng nào vận chuyển vào TP.HCM bằng đường hàng không.
Hiện cá tầm nhập lậu giá rẻ không những làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Trong khi đó, người tiêu dùng thì hoang mang vì không dễ phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam, đâu là cá tầm nhập lậu.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

Nghề trồng táo ở tỉnh ta tồn tại hơn 20 năm qua, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích.

Chúng tôi có dịp trở lại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh một trong những vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Vài tháng trước, người nuôi đã xuất bán lứa tôm thịt thả nuôi từ tháng Giêng năm ngoái với giá chỉ 1,1 - 1,3 triệu đ/kg, trong khi chi phí đầu tư, tỷ lệ hao hụt cao nên đều thua lỗ.

Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.