Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp Mang Lại Hiệu Quả Cao

Bên cạnh cây cao su, hiện nay người dân xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) đang chú trọng vào lĩnh vực chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Những mô hình chăn nuôi gà bằng trại lạnh, nuôi heo giống mới... đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Long Nguyên, chúng tôi đến nhà ông Lê Thành Nguyên, ấp Bà Phái. Gia đình ông Nguyên đã áp dụng thành công mô hình chăn nuôi gà trong trại lạnh. Mặc dù sở hữu 5 trại gà với số lượng lên tới 66.000 con nhưng các trại gà lạnh của ông không có mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyên cho biết, khi chưa dùng hệ thống trại lạnh cho gà, ông làm trại lá nên kết quả đạt được không cao do phụ thuộc vào thời tiết, sau thời gian ngắn cây và lá bị mục.
Sau đó, ông đã đi tham quan mô hình trại gà lạnh ở Đồng Nai; thấy mô hình tốt nên ông về nhà vay vốn đầu tư áp dụng mô hình này cho trại gà ở nhà. Khi áp dụng mô hình này, gà nuôi luôn khỏe mạnh và cho xuất lứa đúng thời gian. Ngoài ra, nuôi gà trại lạnh môi trường trong sạch hơn rất nhiều so với trại gà lá trước đây.
Đến nay, trung bình một lứa gà (nuôi trên 42 ngày là xuất bán) 12.000 con đem về cho ông Nguyên thu nhập 75 triệu đồng. Đó là chưa kể các nguồn thu kiếm được từ mô hình khép kín như trấu trong chuồng gà bán cho nhà vườn trồng cao su, hay phân gà cho cá trê... Ông Nguyên còn dự định sắp tới sẽ mở thêm 2 trại gà lạnh nữa.
Bên cạnh mô hình trại gà lạnh, nhiều gia đình ở xã Long Nguyên còn đầu tư nuôi heo giống mới cho năng suất cao. Điển hình như gia đình ông Diệp Lợi ở ấp Bà Phái. Hiện trong chuồng của gia đình ông có 32 con heo nái giống. Bình quân một con heo nái giống mới đẻ 30 heo con một năm, hơn hẳn so với heo giống thường.
Năm 2005, ông Lợi nuôi 3 con nái, sau đó ông mở rộng có lúc lên tới 40 con heo nái. Số heo con do heo nái đẻ được ông nuôi hơn 5 tháng đạt trọng lượng 100 - 110 kg/con và bán heo thịt với giá 50.000 đồng/kg, đem lại thu nhập đáng kể cho ông.
Ông Nguyễn Văn Sáu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Nguyên, cho biết hiện nay ở xã Long Nguyên có khoảng 80 hộ dân phát triển mô hình trồng trọt - chăn nuôi kết hợp. Tuy gặp không ít khó khăn, rủi ro như dịch bệnh, đối tác thu mua chậm… nhưng nhờ các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đồng bộ về điện, đường giao thông nông thôn, cộng với ý chí và tâm huyết của bà con, ngành nông nghiệp của xã ngày càng phát triển hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước.