Chăn Nuôi Kết Hợp Xây Hầm Bioga Mô Hình Đạt Hiệu Quả

Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, chú Đinh Tấn Hùng ở xóm Mái, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Mỗi năm cho chú thu lãi 80-90 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), lớn lên cũng như bao trai làng, chú ra nhập hàng ngũ quân đội. Khi hoàn thành nghĩa vụ của một người lính, chú trở về địa phương tham gia sản xuất kinh tế cùng gia đình. Năm 1986 chú khăn gói lên đường và “trôi dạt” đến mảnh đất Hòa Bình, gặp và nên duyên với cô Bùi Thị Đông (xóm Mái, xã Trung Sơn). Cuộc sống khó khăn lại càng khó hơn, đất sản xuất không có nhưng được sự giúp đỡ của gia đình vợ, hai vợ chồng chú mua được mảnh đất để “cắm dùi” mưu sinh.
Với cái đầu ham học hỏi, biết tính toán chú cùng vợ bắt tay vào nuôi lợn. Ban đầu với số vốn ít ỏi vay mượn của người thân và bạn bè, chú lấy ngắn nuôi dài. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm qua thực tế và tìm hiểu thêm qua sách vở, ti vi…, năm 1991, chú xây dựng 3 chuồng nuôi, nuôi bình quân 10 con/chuồng, lứa này kế tiếp lứa kia nên chú cũng dành dụm thêm chút tiền.
Lúc này chú bàn tính với vợ đầu tư xây dựng chuồng trại mở rộng chăn nuôi. Chuồng nuôi được chú thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Được sự giúp đỡ của cán bộ Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Lương Sơn chú cũng đã xây dựng được một hầm bioga với dung tích 13m3 để làm sạch môi trường trong chăn nuôi, đồng thời dùng khí ga để đun nấu.
Chú cho biết, cả xây bể, mua bếp và một số phụ tùng khác hết 9 triệu. Sau một thời gian sử dụng, chú chia sẻ, công suất của máy và lượng khí ga từ hầm bioga hiện đủ điện để dùng chạy 2 mô tơ bơm nước và tắm cho lợn, rửa chuồng trại, tưới cây xung quanh nhà và các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt trong gia đình, mỗi năm cũng tiết kiệm được khoảng 4-5 triệu đồng tiền điện.
Nhờ cách làm đúng và hướng đi đúng, chú Hùng đã tạo lên sự đột phá trong kinh tế gia đình, đàn lợn của chú ngày một lớn. Mỗi năm, chú xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa từ 80-90 con, trừ chi phí, chú thu 70-80 triệu đồng. Không dừng lại ở đó mỗi năm chú Hùng còn nuôi thêm một lứa gà ta khoảng 500con với mục đích là làm thức ăn và cũng là tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình. Chú khoe: “Lứa gà gần tết Tân Mão này tôi cũng thu lãi từ đàn gà hơn 10 triệu đồng”.
Với ý chí không chịu khuất phục đói nghèo, chú Hùng đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương thứ 2 của mình, góp phần thúc đẩy phong trào thu đua sản xuất kinh tế giỏi. Chú xứng đáng là tấm gương cho mọi người học tập.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Hoàng Văn Thái, bản Trại Sông, xã Canh Nậu (Yên Thế - Bắc Giang) nuôi gà thả vườn nhiều năm nay. Với cách nuôi gối lứa, nhà anh luôn duy trì từ 2.000 đến 4.000 con tùy theo thời điểm. Anh Thái cho biết: "Sau khi bán lứa gà thương phẩm vào giáp Tết Nguyên đán, tôi quét dọn vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu diệt mầm bệnh rồi để trống vườn khoảng 20 ngày. Vừa qua, tôi vào lứa gà mới với 2.000 con gà ri lai và mía lai".

Trong vòng một tháng trở lại đây, giá bán gà, vịt các loại tại các chợ trên địa bàn Hậu Giang đã tăng thêm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Cụ thể, tại chợ Vị Thanh (Hậu Giang), gà thả vườn có giá 85.000 đồng/kg loại 1,2-2kg, gà vườn 2kg trở lên có giá 95.000 đồng/kg.

Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thẩm định, đồng ý cho thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất”, do kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 3-2013 đến 3-2014.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.