Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ

GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ
Ngày đăng: 05/10/2015

Theo nhiều chuyên gia, việc chặt cây thốt nốt bán đi hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, không phải thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ, nhưng cần cảnh giác.

Đào cây đem bán

Cây thốt nốt được xem như đặc sản truyền thống của địa phương vùng Bảy Núi (An Giang).

Đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế cũng như văn hóa.

Quả thốt nốt thơm ngon, bổ dưỡng.

Nước thốt nốt có thể dùng làm đường, lá dùng lợp nhà, mầm dùng như món rau bổ dưỡng. Ngoài ra, gỗ thốt nốt già có thể dùng làm cột nhà, thủ công mĩ nghệ và nhiều ứng dụng khác.

Tuy nhiên, cây thốt nốt không phải loại cây nằm trong danh mục cấm khai thác nên gần đây, thương lái Trung Quốc ồ ạt đến mua nhưng chính quyền không thể mạnh tay xử lý, chỉ dùng biện pháp tuyên truyền cho dân.

Cây thốt nốt trưởng thành mất hàng chục năm phát triển. Tuy nhiên, hàng chục cây thốt nốt có tuổi đời trên 20 năm ở các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (tỉnh An Giang) gần đây bị nhóm thương lái tới thu mua ồ ạt.

Vài năm trước, các địa phương này cũng đã từng bắt nhóm người thu mua cây thốt nốt.

Nhóm thương lái thu mua thốt nốt chủ yếu ở các xã Văn Giáo, An Cư, Tân Lợi và các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer của huyện Tịnh Biên rồi tập kết lên xe đang đậu ở tỉnh lộ 948 khu vực Dốc Bà Đắc, xã Thới Sơn.

Hiện nay, giá bán mỗi cây thốt nốt chỉ dao động trên dưới 500.000 đồng/cây, thêm chi phí đào, vận chuyển có thể lên tới vài triệu đồng.

Kì lạ là, những cây thốt nốt non, có tuổi đời vài chục năm được thương lái Trung Quốc thu mua mạnh nhất. Trong khi, gỗ của thốt nốt phải già, có tuổi đời cả trăm năm mới ứng dụng được nhiều trong đời sống.

Mỗi cây thốt nốt có tuổi đời rất lâu nên giá trị khai thác rất lớn.

Nếu chặt bán đi không chỉ thiệt thòi về mặt kinh tế, mặt cảnh quan mà còn thiệt hại về văn hóa bởi đây là loài cây được xem như “linh hồn” của địa phương. Mặc dù đào bán nhưng người dân địa phương cũng không hiểu rõ thương lái thu mua cây thốt nốt nhằm mục đích gì.

Lợi trước mắt, hại lâu dài

Theo GS Võ Tòng Xuân, người dân bán thốt nốt chưa nhiều nhưng nếu cứ tiếp tục thì chỉ được cái lợi trước mắt, để lại cái hại lâu dài. Trước mắt thì người dân có được món tiền lớn, người đào có được tiền công cao nên người dân bán đi là dễ hiểu. 

Tuy nhiên, GS Xuân cũng cho hay, cây thốt nốt Trung Quốc mua cả bầu cây  đem về có thể để trồng. Số lượng họ mua cũng chưa đáng kể.

“Người dân mình cứ thấy Trung Quốc mua gì là sợ nấy thì cũng không nên. Tuy nhiên, việc cảnh báo và tuyên truyền cho người dân biết rõ mục đích của thương lái là điều hết sức cần thiết. Điều này chính quyền địa phương cần tích cực sát sao tuyên truyền” - GS Võ Tòng Xuân cho hay.

Không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ, nhưng phải cảnh giác

Ông cũng nói thêm, cây thốt nốt họ mua cả bầu nên cũng có nhiều ứng dụng. Nếu mua những thứ không biết để làm gì như cau non, cam non, hồ tiêu vụn… thì mới đáng lo, đáng lên án. Còn nếu họ mua cây thốt nốt về làm cảnh hoặc mua về trồng với mục đích nào đó thì cũng là chuyện không quá lạ.

GS Võ Tòng Xuân cũng cho biết, cây thốt nốt còn là nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống, là cây có tác dụng giữ nước rất tốt.

Giả sử nếu chặt hết cây thì các làng nghề sẽ khó khăn hơn trong vấn đề nguyên liệu, các trận lũ đổ về gây thiệt hại nhiều hơn.

Còn theo ông Đỗ Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, chính quyền địa phương rất chú trọng bảo vệ loại cây đặc sản của địa phương.

Cách đây một tháng huyện đã bắt được một xe tải chở hàng chục cây thốt nốt tuổi đời trên 15 năm tuổi và đã giao cho công an xử lý.

Ông Trí cho rằng, phải bảo tồn giống cây thốt nốt vì nó là đặc sản tạo nên thương hiệu vùng Bảy Núi.

Tuy nhiên khó khăn là hiện nay cây này nằm ngoài danh mục cấm nên huyện đã kiến nghị về tỉnh để cấm mua bán và có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Song song với đó, chính quyền cũng thường xuyên gặp gỡ người dân để tuyên truyền, bảo vệ loài cây này.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam Thiếu Giống Trước Vụ Đông - Xuân Quảng Nam Thiếu Giống Trước Vụ Đông - Xuân

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.

30/12/2013
Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.

09/12/2013
Nông Dân Khốn Khó Vì Mì Xuống Giá Nông Dân Khốn Khó Vì Mì Xuống Giá

Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.

30/12/2013
Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Trong 3 ngày từ ngày 6 đến 8.12, thời tiết se lạnh, biển có sóng nên tôm hùm giống (THG) xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ, hàng trăm thuyền nghề làm mành tôm, mành bủa của ngư dân TP Quy Nhơn đã tập trung bám biển khai thác và trúng đậm tôm hùm giống đầu vụ. Mỗi thuyền nghề khoảng 5-6 người khai thác một đêm được 500 - 600 con, có thuyền khai thác được đến 1.000 con THG.

10/12/2013
Dưa Chuột VietGAP Trên Đất Đông Sơn Dưa Chuột VietGAP Trên Đất Đông Sơn

Về Đông Sơn vào thời điểm này, trong những mảnh vườn của nhiều gia đình, bên cạnh những gốc đào phai khẳng khiu là những luống dưa chuột xanh ngút ngàn. Anh Nguyễn Ngọc Lâm vui vẻ cho biết: Mọi năm vụ đông đất bỏ không, năm nay đưa vào trồng 6 sào dưa chuột bao tử.

30/12/2013