Cha vận động con làm cán bộ hội

Ông Trần Huynh (phải) và con trai Trần Thanh Hà kiểm tra lứa bồ cầu do anh Hà nuôi.
Ông là Trần Huynh - Bí thư chi bộ Xuân Hòa A2, 87 tuổi đời, 67 tuổi đảng, làm Bí thư chi bộ khối phố 32 năm (từ 1983 đến nay).
Theo Chủ tịch Hội ND phường Thanh Khê Đông Lê Nguyên Khánh, ông Huynh đã quyết tâm thành lập chi hội ND khi mà khối phố Xuân Hà tách ra làm 2 chi bộ. Thời điểm này, địa bàn của khối phố là khu dân cư đô thị không còn hộ nào làm nông.
Ở phường Thanh Khê Đông có nhiều bí thư chi bộ không muốn có chi hội ND. Thế nhưng Bí thư chi bộ Trần Huynh lại quyết tâm thành lập chi hội ND.
Ông tham gia và đóng góp đáng kể trong việc kết nạp 13 hội viên cho chi hội, là những xe thồ, xích lô, buôn bán nhỏ, thợ nề, sửa xe máy…
Khi chi hội ND Xuân Hà 2 vừa thành lập thì chi hội phó xin nghỉ, rồi chi hội trưởng cũng xin nghỉ, ông Huynh phải tìm người thay thế. Nhưng vận động ai cũng không chịu làm chi hội trưởng.
Tất nhiên, là bí thư chi bộ không thể làm thay mãi vai trò của chi hội trưởng nên ông Huynh phải khó nhọc tìm người. Kết quả, ông đã “tìm” ra con trai mình là anh Trần Thanh Hà, quân nhân xuất ngũ, làm nghề nuôi chim bồ câu.
“Ba vận động tôi làm chi hội trưởng, nghe cũng oải, nhưng không thể từ chối. Thôi cũng là cái chung của phong trào khối phố, mỗi người gánh vác một tay” – ông Hà thổ lộ.
Về phương hướng hoạt động của chi hội, anh Hà cho biết, trước mắt, chi hội sẽ đứng ra làm hồ sơ vay vốn Quỹ Hỗ trợ ND cho các hội viên có nhu cầu;
Khảo sát nhu cầu hội viên cần đất để xây dựng các mô hình sản xuất nấm, cây cảnh, sau đó làm đề án gửi lên các cấp có thẩm quyền để mượn đất trống trong khối phố cho hội viên sản xuất.
“Phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ thì mới giữ chân hội viên lâu dài được. Đây là điều mà ba tôi hay dặn dò và tôi thấy có lý” – anh Hà tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.

Những năm gần đây, nhờ lợi thế về vị trí địa lý, vị trí địa lý, giao thông, nguồn nguyên nguyên liệu và đầu ra sản phẩm, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (CBTACN) tỉnh Bình Định có bước phát triển khá mạnh.

Trung bình lượng vải thiều tiêu thụ tại các thị trường trong nước và xuất khẩu đạt khoảng 3.900 tấn/ngày, lúc cao điểm có thể đạt khoảng 5.000 tấn/ngày.

Theo số liệu vừa thống kê, hàng hóa xuất khẩu của Bình Thuận trong nửa đầu năm 2013 ước đạt 115,5 triệu USD, tăng gần 14% so cùng kỳ năm ngoái và bằng 46,2% kế hoạch năm nay. Trong đó nhóm hàng nông sản đã đem về kim ngạch xuất khẩu cho địa phương khoảng 23,2 triệu USD, tăng 44,7% so cùng kỳ.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.