Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây tiêu trở lại thời vàng son

Cây tiêu trở lại thời vàng son
Ngày đăng: 26/06/2015

Đặc biệt đời sống của người dân đã khá lên nhiều so với trước đây. Ngoài lúa là cây trồng chủ lực thì  tiêu là hai loại cây trồng đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân trong những năm gần đây.

 Lý do, người dân Huy Khiêm nhiều năm liền vẫn gắn với cây tiêu, cho dù có lúc tiêu xuống giá và bệnh tật. Đến nay tiêu được giá (200.000 đồng/kg) thì những vườn tiêu trưởng thành của người dân Huy Khiêm đều cho năng suất cao, sản lượng  khá. 

Về Huy Khiêm hôm nay nói chuyện sản xuất,  cây tiêu là đề tài được bà con đề cập nhiều nhất. Vợ chồng anh Phạm Nhuận ở thôn 4  sở hữu vườn tiêu trên 1.000 trụ, rất vui khi nhớ lại mùa thu hoạch tiêu năm ngoái: “Nhờ bán tiêu được vài trăm triệu đồng nên vợ chồng  tôi xây lại căn nhà. Chắc chắn là không đủ, phải vay mượn thêm chút ít nhưng không sao, cứ giá tiêu được như thế này, năm 2015 thu hoạch chừng 2 tấn cũng được 400 triệu đồng, chừng ấy sẽ  trả nợ và làm thêm  các công trình phụ”.

Lạc quan về triển vọng của cây tiêu còn có vợ chồng chị Thủy, anh Trần Lắm, anh Bốn Tam ở thôn 4 của xã. Họ đều nói: Tới đây sẽ trồng thêm tiêu trong vườn, ngoài rẫy gần nhà.

Hiện tại có nhiều công ty, doanh nghiệp về Huy Khiêm tìm cách tiếp cận cùng bà con nông dân thông qua hình thức phổ biến kiến thức trồng tiêu, làm thế nào để tiêu có năng suất cao… Mục đích đặt “nền móng” cho việc thu mua sau này.

Huy Khiêm là xã có số người trồng tiêu và diện tích tiêu cao thuộc tốp đầu của huyện Tánh Linh. Với hàng trăm ha tiêu, trong đó có rất nhiều hộ sở hữu từ 100 đến vài nghìn trụ tiêu. Vụ thu hoạch vừa qua, nhờ tiêu được giá, nhiều gia đình thu từ 1 - 2 tấn tiêu đã có lượng tiền khá trong nhà. Trong tương lai, nhiều người Huy Khiêm sẽ giàu và khá lên nhờ tiêu.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã! Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã!

Tại phiên chất vấn vừa qua với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, đại biểu (ĐB) Quốc hội đã nêu thực trạng một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng.

17/06/2013
Hướng Tới Một Vụ Mùa Thắng Lợi Hướng Tới Một Vụ Mùa Thắng Lợi

Vụ mùa năm 2013, huyện Hàm Yên có kế hoạch gieo cấy 3.752 ha lúa, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha. Thời điểm này toàn huyện đang đẩy nhanh việc thu hoạch lúa vụ xuân và thực hiện thu hoạch xong đến đâu làm đất ngay đến đấy, bố trí gieo mạ vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất.

17/06/2013
Sẵn Sàng Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Mùa, Hè - Thu Sẵn Sàng Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Mùa, Hè - Thu

Vụ đông - xuân 2012-2013 đến nay đã kết thúc với những thành quả khá toàn diện. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 190.593 tấn, vượt 8% cùng kỳ, vượt 3,8% kế hoạch. Bước vào SX vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy đúng khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

17/06/2013
Mô Hình Luân Canh Cho Thu Nhập 100 Triệu Đồng/ha/năm Mô Hình Luân Canh Cho Thu Nhập 100 Triệu Đồng/ha/năm

Với mô hình luân canh kết hợp 4 loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, anh Phạm Sỹ Toàn, chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) năng suất cao ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú thuộc huyện miền núi Xuân Lộc (Đồng Nai) đã có thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 2 lần so với chuyên canh trước đây.

17/06/2013
Trồng Bơ Sáp Xen Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Bơ Sáp Xen Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình trồng bơ sáp xen trong vườn cà phê của gia đình anh Trịnh Xuân Mười ở xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây cũng là một trong những điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nông dân trong, ngoài tỉnh và đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên chọn nhân rộng ra khắp các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.

17/06/2013