Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bơ Sáp Xen Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trồng Bơ Sáp Xen Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 17/06/2013

Đó là mô hình trồng bơ sáp xen trong vườn cà phê của gia đình anh Trịnh Xuân Mười ở xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây cũng là một trong những điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nông dân trong, ngoài tỉnh và đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên chọn nhân rộng ra khắp các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.

Sau khi lập gia đình, anh Trịnh Xuân Mười chắt chiu, dành dụm từng đồng vốn, đến năm 1999 mua được 1,3 ha đất và đầu tư vào trồng cà phê. Qua học hỏi kinh nghiệm của các gia đình sản xuất kinh doanh giỏi về cây cà phê cũng như đọc thêm sách báo, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do các cấp Hội nông dân tổ chức, anh Mười liền áp dụng vào trồng, chăm sóc cây cà phê nên vườn cây luôn đạt năng suất cao, ổn định từ 3,5 đến 4 tấn cà phê nhân/ ha. Tuy nhiên, từ năm 2002 trở lại đây, giá cà phê lên, xuống thất thường, bấp bênh, có lúc rơi xuống quá giá sàn, nên anh Mười quyết định đưa cây bơ sáp cao sản do anh tự lai tạo vào trồng thử nghiệm xen trong vườn cà phê.

Thấy có kết quả, cây bơ lớn nhanh lại tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh tốt, nhất là vào các tháng mùa khô giảm số lần tưới nước nhưng cây cà phê vẫn phát triển. Từ thực tế đó, anh Trịnh Xuân Mười quyết định trồng xen 150 cây bơ sáp cao sản trên toàn bộ diện tích cà phê. Sau gần 7 năm, cây bơ đưa vào kinh doanh cho thu hoạch từ 2,5 đến 3 tạ quả/ cây, với thời điểm giữa vụ 15.000 đồng/ kg, mỗi vụ anh Trịnh Xuân Mười thu thêm được trên 500 triệu đồng, trong khi đó, năng suất cà phê lại đạt từ 4 đến 4,5 tấn cà phê nhân/ ha, cao hơn so với trồng thuần cà phê từ 0,5 đến 1 tấn cà phê nhân/ ha.

Theo anh Trịnh Xuân Mười, việc trồng xen cây bơ sáp trong vườn cà phê, không những che chắn gió, giữ ẩm tốt cho cây cà phê mà còn tiết kiệm số lần, lượng nước tưới trong mùa khô, cây bơ tốn ít công chăm sóc, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng thuần cây cà phê. Năm 2009, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Trịnh Xuân Mười đã có tổng thu nhập trên 620 triệu đồng, trong đó, nguồn thu từ cà phê là 120 triệu đồng, còn lại là nguồn thu từ bơ sáp.

Theo Tiến sĩ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên, đa dạng hoá cây trồng trên từng đơn vị diện tích có nghĩa là đa dạng hoá sản phẩm, điều này giúp cho các nông hộ tránh được nguy cơ thua lỗ trong trường hợp độc canh một loại cây trồng. Cây trồng xen trong vườn cà phê có thể phối hợp với nhau để bảo vệ cho nhau tránh những điều kiện bất lợi như ánh sáng trực xạ, nhiệt độ cao, sương muối, gió...nhưng lại thu được nhiều lợi nhuận hơn so với trồng thuần cà phê. Ngoài ra, cây trồng xen thường có thời gian thu hoạch không giống nhau nên giảm bớt được tính thời vụ dồn dập...

Các tỉnh Tây Nguyên hiện nay có trên 450.000 ha cà phê (chiếm gần 90% diện tích cà phê của cả nước), nhưng chủ yếu vẫn trồng thuần, hiệu quả kinh tế chưa cao. Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đang khuyến cáo đến các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cây cà phê cần sớm nhanh chóng mở rộng việc đa dạng hoá cây trồng, nhất là việc trồng các loại cây ăn quả lâu năm trong vườn cà phê để góp phần phát triển cà phê bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

16/07/2012
Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

01/10/2012
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

14/06/2012
Giàu Lên Từ Rắn Hổ Giàu Lên Từ Rắn Hổ

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

02/10/2012
Cá Chua Rớt Giá Mạnh Cá Chua Rớt Giá Mạnh

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

15/06/2012