Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai
Ngày đăng: 29/05/2012

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Trên diện tích gần 2,5 hécta, anh Phạm Văn Thanh ở ấp Đa Tôn, xã Thanh Sơn đã trồng cây ca cao xen giữa vườn điều và sầu riêng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Anh Thanh cho biết, trồng xen ca cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng độc canh cây điều hay cây sầu riêng.

Với 1.400 cây ca cao trồng xen, theo tính toán của anh Thanh, nếu trung bình 1 kg ca cao khô được mua với giá khoảng 60 - 65 ngàn đồng, chỉ tính riêng mỗi năm đã cho anh khoản thu nhập gần 600 triệu đồng. Trồng xen là cách làm vừa tiết kiệm được diện tích đất canh tác vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa. Đặc biệt, trồng cây ca cao chi phí đầu tư không lớn lại dễ chăm sóc, nông dân nào cũng có thể làm được. Anh Thanh cho biết: “Một cây ca cao mỗi năm đạt năng suất khoảng 80 - 100 kg, thu nhập hơn hẳn với cây sầu riêng và cây điều. Đã vậy, tuần nào ca cao cũng có thu hoạch”.

Để hỗ trợ nông dân trồng cây ca cao đạt hiệu quả, Trạm Bảo vệ thực vật Tân Phú - Định Quán đã xây dựng một số mô hình điểm trồng xen ca cao trong vườn điều, sầu riêng cho bà con đến tham quan, học tập. Ông Nguyễn Thế Thượng, Chủ nhiệm CLB cây ca cao xã Phú Thịnh, cho biết: “Thời gian gần đây được Công ty Trọng Đức hỗ trợ cây giống và chuyển giao kỹ thuật nên một số nông dân đã tham gia phát triển loại cây này. CLB chúng tôi hiện có khoảng 30 hộ tham gia, vườn ít nhất cũng từ 200 gốc ca cao trở lên, còn vườn nhiều nhất lên đến 600 - 700 gốc”.

Thực tế, mô hình trồng ca cao xen cây điều, sầu riêng vừa tận dụng được đất trống, lại tránh được tình trạng người dân không chạy theo cây “thời thượng” dẫn đến cái vòng lẩn quẩn “trồng - chặt”. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích cây ca cao, nâng cao chất lượng và đầu ra ổn định thì địa phương cần có quy hoạch cụ thể, định hướng cho nông dân sản xuất nhằm tránh hiện tượng phát triển tràn lan, tự phát.

Có thể bạn quan tâm

Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía

Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch cúm gia cầm. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để bàn biện pháp ngăn chặn dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm “đến hẹn lại lên” không chỉ xuất phát từ phía người chăn nuôi, mà còn có nguyên nhân từ ý thức của người tiêu dùng, năng lực phòng chống dịch của các cơ quan chức năng.

22/02/2012
Thành Công Nhờ Hiểu Ếch Thành Công Nhờ Hiểu Ếch

Đến thôn Yên Đào, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), hỏi trang trại nuôi ếch của ông Lê Văn Dũng (53 tuổi), ai cũng biết. Trang trại này là nơi cung cấp ếch thương phẩm và con giống cho các trại nuôi trong xã và các huyện lân cận.

13/08/2011
Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”

31/03/2011
Đồng Ý Xuất Khẩu 100 - 150 Nghìn Tấn Đường Đồng Ý Xuất Khẩu 100 - 150 Nghìn Tấn Đường

Bộ NN-PTNT vừa đồng ý với kiến nghị xuất khẩu đường của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, theo công văn gửi Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT chỉ đồng ý cho xuất khẩu 100 - 150 nghìn tấn so với đề xuất 250 nghìn tấn của Hiệp hội.

22/02/2012
Hành Tây Giá Rẻ Mạt Hành Tây Giá Rẻ Mạt

Vụ đông xuân năm 2011, bà con nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) trồng trên 450 ha hành tây giống 320 của Nhật Bản và giống hành P/S của Mỹ.

23/02/2012