Xã Đạo Đức Chú Trọng Trồng Cây Vụ Đông

Trong vụ Đông năm 2014, cây ngô được trồng trên diện tích lớn và được coi là cây trồng chính; ngoài cây ngô và rau, đậu các loại còn được chính quyền và người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) quan tâm, chú trọng cả đến cây cải Xa-lát, loại cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Thôn Làng Cúng có gần 50 hộ dân đều sống bằng nghề nông, người đông, ruộng ít nên, để thoát khỏi đói nghèo, bà con trong thôn đã biết khai thác tốt lợi thế về đất đai, hầu như mùa nào đồng đất của thôn cũng được trồng các loại cây nông nghiệp, không ngô thì lúa, rau, đậu. Nhờ tiếp cận được với các loại giống cây trồng mới, nên Làng Cúng là một trong 5 thôn đăng ký trồng cây cải Xa-lát trong vụ Đông năm nay.
Anh Nguyễn Hữu Huynh, Trưởng thôn tâm sự: Dân trong thôn đã chờ đợi, tìm tòi cây trồng mới vừa có hiệu quả kinh tế, vừa có thị trường tiêu thụ ổn định hơn cây ngô và vụ Đông năm trước, Công ty Vạn Đạt đã vào thôn trực tiếp làm việc với bà con để cùng triển khai trồng cây cải Xa-lát. Công ty hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, lo bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Vụ đầu đã có trên 10 hộ tham gia trồng với diện tích 2 ha. Nhiều hộ trồng nhưng vẫn ghi ngại về sự thích nghi của cây và đặc biệt là khâu tiêu thụ, do đó đã không chú tâm chăm sóc. Dù vậy cây cải Xa-lát vẫn có giá trị kinh tế khá cao, bình quân 1 sào thu gần 3 tạ, Công ty thu mua với giá 5.500đồng/kg và xã hỗ trợ 500 đồng/kg để nâng giá bán cho nông dân lên thành 6.000 đồng/kg cải Xa-lát, nhờ đó mà người dân trong thôn vững tâm đăng ký trồng, với số hộ tăng lên 44 hộ, hiện một số hộ đã mua giống về trồng cây con, một phần chờ làm đất xong là trồng.
Tuy nhiên, đối với cây cải Xa-lát ở xã Đạo Đức năm nay cũng có sự hạn chế về giống, là loại cây trồng đòi hỏi chế độ tưới tiêu thường xuyên, ở xã có những thôn đảm bảo tốt điều này như Làng Cúng, Bản Bang, Làng Khẻn, Làng Má. Theo kế hoạch năm 2014, xã Đạo Đức sẽ trồng 14 ha cải Xa-lát, phần lớn bà con tự nguyện đăng ký, bởi hiệu quả của nó đã thấy rõ qua các vụ trồng thử nghiệm trước.
Anh Lê Đình Trung, Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngoài cây cải Xa-lát, cây ngô cũng vẫn được xã quan tâm, chỉ đạo trồng; vụ Đông năm ngoái, cả xã có 20 ha, năng suất dù thấp hơn vụ Mùa, vụ Xuân nhưng giá trị thành tiền cũng đạt 52 triệu đồng/ha. Cây ngô lại phù hợp với điều kiện đồng đất khô hạn ở hầu khắp các cánh đồng trong xã Đạo Đức, mặt khác các hộ trồng còn được huyện hỗ trợ giá giống nên số hộ đăng ký trồng tăng, với tổng diện tích 24 ha. Đến thời điểm này, các hộ đã trồng hết diện tích và đang tiến hành chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho ngô.
Đặc biệt, vụ Đông năm nay, lần đầu tiên xã Đạo Đức đưa giống ngô nếp tím vào trồng thử nghiệm ở 2 thôn Độc Lập và Làng Lùng, huyện hỗ trợ 100% giống (40 kg giống). Đây là giống ngô mới có ưu điểm bắp to, hạt đều, thời gian cho thu hoạch ngắn; nếu thành công từ vụ Đông năm sau xã sẽ triển khai trồng ra các thôn khác. Cùng với cây cải Xa-lát, ngô, xã Đạo Đức cũng đã tuyên truyền vận động người dân trồng được trên 60 ha rau, đậu các loại.
Người dân xã Đạo Đức tập trung trồng cây vụ Đông, đất không nghỉ cũng có nghĩa là cái đói, cái nghèo đang lùi dần để nhường chỗ cho ấm no và hạnh phúc.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32362&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.