Canh tác mía ở Quảng Tây

Vùng mía đường lớn nhất Trung Quốc
Trong đó, ngành mía đường Quảng Tây có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Tây nói riêng và của cả Trung Quốc nói chung.
Hiện nay, Quảng Tây có 104 nhà máy đường thuộc sở hữu của 30 tập đoàn và Cty. Diện tích mía ở Quảng Tây trong vài năm gần đây ngày càng tăng, năng suất mía, chữ đường và tỉ lệ thu hồi đường ở Quảng Tây đều cao hơn so với mức trung bình của cả nước.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp vào mùa đông, hạn hán nghiêm trọng kể từ năm 2008… nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành đường tỉnh Quảng Tây cho tổng sản lượng đường của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Ở Quảng Tây, GDP của ngành mía đường là 43,58 tỷ nhân dân tệ, đóng góp 3,33% tổng GDP của Quảng Tây và thu nhập của nông dân từ mía đạt 32,26 tỷ nhân dân tệ trong vụ 2012/2013.
Hiện có hơn 20 triệu nông dân trong vùng SX mía của tỉnh này và ngành công nghiệp đường cũng cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho các ngành khác tại Quảng Tây như giao thông, tiếp thị và việc làm.
Tuy rằng mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện tự nhiên và chính sách riêng, nhưng hy vọng với sự tìm tòi học hỏi, ngành đường thế giới sẽ vượt qua được khó khăn trước mắt, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước. |
Vụ mía 2013 - 2014, Quảng Tây SX 8.560 triệu tấn đường, chiếm 64,3% tổng sản lượng và chiếm 68,1% sản lượng đường mía trong nước.
Chính sách tốt, kỹ thuật cao
Để có được những kết quả trên, bên cạnh sự thuận lợi về khí hậu, thì sự đầu tư bài bản, sự quan tâm của các nhà quản lý là yếu tố quan trọng. Canh tác mía ở Quảng Tây cũng có nhiều điểm để ngành đường Việt Nam học hỏi.
Đầu tiên là trong khâu chọn giống và đa dạng hóa nguồn giống. Trong những năm gần đây, một nhóm giống mía ưu tú mới đã được phóng thích, đã thích ứng tốt tại các vùng nguyên liệu khác nhau.
Hom khỏe được kiểm soát tốt
Các giống này cho năng suất và khả năng tái sinh gốc cao hơn các giống trước đây. Các viện nghiên cứu cũng khuyến cáo cơ cấu giống mía phù hợp cho các nhà máy.
Trong những năm gần đây, bên cạnh công tác giống, tỉnh Quảng Tây cũng đã nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp trong SX mía như cày sâu và chuẩn bị đất tốt, sử dụng màng phủ nông nghiệp, hệ thống bón phân thông minh, để lá sau thu hoạch, tưới tiết kiệm nước, sử dụng hom giống sạch bệnh, sử dụng vinasse như một loại phân bón lỏng, cơ giới hóa canh tác mía, và kiểm soát hoàn toàn sâu, bệnh, cỏ dại, chuột…
Với những bước đi đúng đắn cùng với sự đầu tư bài bản, ngành mía đường tỉnh Quảng Tây là điểm sáng của ngành mía đường Trung Quốc cũng không phải là điều khó hiểu.
Mô hình này cũng là điển hình để các nước đang cần phát triển ngành mía đường học hỏi.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp ngành chăn nuôi trong nước tăng nhanh sản lượng thịt, sữa, giảm lượng nhập khẩu thì chỉ còn một cách là phải nhập nhiều hơn nữa các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao từ các nước trên thế giới về cho người dân, doanh nghiệp chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi (TACN) được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp nội.

Ngày 15-5, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi sở NN-PTNT các tỉnh ở miền Bắc và Trung bộ đề nghị phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống nắng nóng và thiệt hại cho đàn gia súc và gia cầm.

Bò tót lai thế hệ F1 ở Vườn Quốc gia Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận) sẽ tiếp tục được lai tạo với bò nhà để cho ra thế hệ F2 - ông Nguyễn Công Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình, cho biết tại hội thảo khoa học nghiên cứu và phát triển đàn bò tót lai tổ chức ở Ninh Thuận ngày 15-5.

Cách đây chừng 10 năm, tỉ lệ đàn bò lai của xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) chưa cao, hiệu quả kinh tế từ nuôi bò chỉ ở mức bình thường. Trước tình hình đó, xã chủ trương tập trung vận động nông dân lai tạo đàn bò. Đến nay, đàn bò của địa phương đạt 100% bò lai, lợi nhuận đem lại từ nuôi bò đạt khá cao.