Cà Phê Ổn Định, Cao Su Lao Dốc

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn giữ được “phong độ” tại các thị trường tiêu thụ lớn, trong khi đó bức tranh của ngành cao su lại nhuốm màu ảm đạm khi mà các chỉ số về sản lượng và kim ngạch đang có chiều hướng sụt giảm mạnh.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Tháng 7/2014, sản lượng cà phê xuất khẩu cả nước ước đạt 77 nghìn tấn với giá trị kim ngạch 179 triệu USD, nâng khối lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 1,12 triệu tấn, kim ngạch 2,31 tỷ USD; tăng 26,9% về khối lượng và tăng 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tính bình quân, giá xuất khẩu cà phê đạt 2.043 USD/tấn, trong đó CHLB Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14,02% và 10,10%. Riêng thị trường Vương quốc Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,5 lần về khối lượng và 2,35 lần về giá trị so cùng kỳ 2013.
Trái ngược với cà phê, xuất khẩu cao su lại sụt giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Trong 7 tháng, xuất khẩu cao su chỉ đạt 451 nghìn tấn với giá trị kim ngạch ước đạt 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm tới 32,3% về giá trị so với cùng kỳ. Theo đó, giá cao su bình quân chỉ đạt 1.870 USD/tấn, giảm 25,7% so với cùng kỳ 2013.
Mặc dù thị trường Trung Quốc và Malayxia vẫn tiếp tục duy trì là thị trường tiêu thụ cao su chủ lực của Việt Nam nhưng lại đang có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ 2013. Cụ thể: Thị trường Trung Quốc giảm 23,6% về khối lượng và giảm tới 42,6% về giá trị, trong khi Malayxia giảm 13,41% về khối lượng và giảm gần 41,5% về giá trị.
Có thể bạn quan tâm

Việc một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu từ chối không tham gia thực hiện hợp đồng tập trung 800.000 tấn gạo sang Philippines có thể là điều chưa từng có từ năm 2008 trở lại đây.

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Sáng 10-6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định.

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.

Vụ chiêm xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông Tam Nông phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng 27P31 tại xã Hiền Quan quy mô 3.600m2 với 10 hộ tham gia.