Cần sớm nghiên cứu phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca

Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy các giống đã thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương.
Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình dịch hại trên mắc ca trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy đã phát hiện một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu như bọ nẹt, rầy mềm, bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora, bệnh khô ngọn, bệnh chổi sề… nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về biện pháp phòng, trừ.
Theo định hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì trước mắt, tỉnh sẽ phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức đạt quy mô 12.448 ha, trong đó, trồng xen 7.384 ha, trồng thuần loài 4.093 ha và trồng phân tán 1.005 ha.
Đối với trồng thuần chủ yếu triển khai trên diện tích đất trống, đất nương rẫy, đất vườn điều, cao su và đất trồng cây công nghiệp khác kém hiệu quả.
Đối với trồng xen, chủ yếu triển khai trên các diện tích đất đã trồng cây cà phê, cây ngắn ngày, cây hàng năm và một số cây trồng khác phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển.
Đối với trồng phân tán chủ yếu trồng trên các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi theo dạng đám, cụm để cải tạo rừng.
Khi diện tích đã được mở rộng theo dạng tập trung hoặc xen canh, khả năng phát sinh các dịch bệnh trên cây mắc ca là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, việc thực hiện các nghiên cứu đầy đủ về thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca và các giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro, phát triển bền vững loại cây này đang là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, ngành quan tâm.
Có thể bạn quan tâm

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Được biết, vùng sản xuất lúa ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có thể vận chuyển lúa bằng xe tải hoặc ghe; hệ thống ô bao và tưới tiêu đảm bảo sản xuất đồng loạt đáp ứng được khối lượng lớn lúa mà doanh nghiệp yêu cầu; Hợp tác xã đủ năng lực để doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng.

Các tiểu thương cho biết, hiện giá gừng đã giảm một nửa so với cách đây một tuần. Hiện tại, giá gừng non chỉ ở mức 40.000-45.000 đồng/kg (lúc cao nhất lên đến 80.000-100.000 đồng/kg). Tuy nhiên với giá này vẫn còn cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.