Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Phục Vụ Cho Đề Án Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự khẳng định vai trò, tầm quan trọng của HTX là nền tảng của tái cơ cấu nông nghiệp, mấu chốt quan trọng để thực hiện chuỗi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Đóng góp ý kiến về giải pháp phát triển HTX, nhiều ý kiến cho rằng, phải khẩn trương chuyển đổi hoạt động các HTX theo Luật HTX 2012; giải quyết nguồn nhân lực cho HTX là một trong những vấn đề quan trọng nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ quản lý của HTX; nên khuyến khích HTX phát triển thêm các loại hình dịch vụ, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, việc sáp nhập, hợp nhất các HTX quy mô nhỏ thành HTX quy mô lớn để tăng quy mô hoạt động, tăng sức cạnh tranh cũng là giải pháp để HTX hoạt động có hiệu quả hơn...
Có thể bạn quan tâm

Công ty CP đầu tư nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITA-RICE (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) vừa được nhận chứng nhận hệ thống thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) cho dự án trồng lúa tại Long An.

Liên quan đến thời hạn giao đất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho rằng, không phải là nới thêm 20 năm mà cần giao đất nông nghiệp vĩnh viễn cho nông dân...

Đệm lót lên men là công nghệ mới được ngành chăn nuôi heo và gia cầm ở Đồng Tháp áp dụng đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn, ít tốn công chăm sóc, tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Để có đàn giống tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm, cần đặc biệt chú trọng đến khâu ương nuôi từ giai đoạn cá bột cho tới cá giống.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.