Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cán cân thương mại khu vực phía Nam nghiêng về xuất siêu

Cán cân thương mại khu vực phía Nam nghiêng về xuất siêu
Ngày đăng: 31/08/2015

Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố là khu vực kinh tế năng động, có nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất cả nước; thu hút hơn 55% vốn FDI và chiếm 90% trữ lượng dầu cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này có chuyển biến tích cực, mặt hàng xuất khẩu đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu được mở rộng.

Theo báo cáo của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu năm 2014 toàn khu vực phía Nam đạt 73,93 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 50% so với cả nước), tăng 14,87% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (13,6%). Trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 46,23 tỷ USD, đạt 57,9% kế hoạch năm, tăng 18,85% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (9,5%).

Bên cạnh xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 toàn khu vực thực hiện 68,42 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 46,23% so với cả nước), tăng 13,83% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (12,1%). 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện 42,34 tỷ USD, đạt 61,19% kế hoạch năm và tăng 16,86% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (16,4%).

Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015 đều giữ vị trí xuất siêu (Năm 2014 xuất siêu 5,5 tỷ USD và 7 tháng 2015 là 3,9 tỷ USD).

Để duy trì cán cân xuất siêu, các tỉnh thành tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Thường xuyên cập nhật và phổ biến kịp thời tình hình triển khai các hiệp định thương mại đã được ký kết; nắm bắt các thông tin về thị trường thế giới nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm.


Có thể bạn quan tâm

Toàn Tỉnh Hòa Bình Có 4.700 Lao Động Làm Nghề Thủy Sản Toàn Tỉnh Hòa Bình Có 4.700 Lao Động Làm Nghề Thủy Sản

Cùng với việc coi trọng công tác tuyên truyền bảo vệ, bổ sung nguồn lợi thủy sản, các địa phương và cơ sở sản xuất đã tăng cường các biện pháp cải tạo ao nuôi, sửa chữa lồng, bè, thuyền và thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh thủy sản ổn định. Hiện tại, toàn tỉnh có 1.450 thuyền các loại hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và có 4.700 lao động làm nghề thủy sản.

04/07/2014
Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển

Ngày 1/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật kết hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục.

04/07/2014
Mùa Thu Hoạch Cà Phê Mùa Thu Hoạch Cà Phê

Mùa thu hoạch cà phê 2014-2015 đã vào vụ hơn một tháng nay. Hàng ngàn lao động từ các tỉnh đồng bằng được những chủ vườn cà phê đưa lên hái cà phê cho mình và những vườn lân cận… Điều đáng mừng là hầu hết đều có thu nhập ổn định, giúp người trồng cà phê yên tâm trong vụ thu hoạch này.

01/12/2014
Huyện Điện Biên (Điện Biên) Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Hàng Hóa Huyện Điện Biên (Điện Biên) Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Hàng Hóa

Huyện Điện Biên (Điện Biên) có tổng 1.195ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có nhiều hồ lớn như: Pá Khoang (Mường Phăng); Hồng Khếnh (Thanh Hưng); Hồng Sạt (Sam Mứn); Pe Luông (Thanh Luông)... Những năm gần đây, huyện đã chỉ đạo các xã, HTX trên địa bàn phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa, tăng giá trị kinh tế.

04/07/2014
Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Từ Ứng Dụng Khoa Học Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Từ Ứng Dụng Khoa Học

Hậu Giang có nhiều nông sản có thế mạnh cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sản xuất của người dân còn yếu. Từ đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học tiên tiến chưa nhiều, đúng quy trình nên sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, năng suất chưa cao. Việc giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến là một vấn đề cần thiết.

01/12/2014