Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Điện Biên (Điện Biên) Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Hàng Hóa

Huyện Điện Biên (Điện Biên) Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Hàng Hóa
Ngày đăng: 04/07/2014

Huyện Điện Biên (Điện Biên) có tổng 1.195ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có nhiều hồ lớn như: Pá Khoang (Mường Phăng); Hồng Khếnh (Thanh Hưng); Hồng Sạt (Sam Mứn); Pe Luông (Thanh Luông)... Những năm gần đây, huyện đã chỉ đạo các xã, HTX trên địa bàn phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa, tăng giá trị kinh tế.

HTX nuôi trồng thủy sản, gia súc gia cầm Thanh Hưng là một HTX sản xuất đa dạng, nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, mang lại thu nhập ổn định cho hội viên. Thành lập cuối năm 2008 với 4 thành viên, hiện nay HTX đã có 9 thành viên.

Anh Nguyễn Đức Mạnh, Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản, gia súc gia cầm Thanh Hưng cho biết: Nắm bắt nhu cầu thị trường cần một lượng thực phẩm lớn phục vụ khách du lịch dịp Kỷ niệm 60 Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ cuối năm 2013, HTX đã mở rộng, cải tạo diện tích ao, hồ để thả cá rô phi đơn tính, chép, trôi. 3 tháng đầu năm 2014, HTX đã xuất trên chục tấn cá các loại cho thị trường TP. Điện Biên Phủ.

Hiện nay, HTX tiếp tục thả loạt cá giống mới. Ban Chủ nhiệm HTX thường xuyên trao đổi thông tin về giá cả, thị trường, tình hình dịch bệnh để xã viên nắm bắt, kịp thời xử trí. Hàng năm, mỗi xã viên của HTX có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng từ nuôi cá.

Những năm gần đây, ở tỉnh ta mô hình nuôi cá lồng trong lòng hồ phát triển khá mạnh.

Nếu như HTX nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm Thanh Hưng tận dụng diện tích ao của các xã viên để nuôi thả cá, thì HTX thủy sản Pe Luông lại tận dụng lợi thế có hồ Pe Luông rộng lớn, với 30ha mặt nước để phát triển nuôi cá lồng. Hiện nay, HTX có 10 lồng chuyên nuôi trắm cỏ, chép lai, trê lai...

Ông Vũ Văn Nghi, Chủ nhiệm HTX thủy sản Pe Luông cho biết: Qua học hỏi kinh nghiệm một số mô hình nuôi cá lồng, thấy đây là một hướng phát triển nghề nuôi cá mới, nên HTX đầu tư làm lồng nuôi thả các loại cá có sức chống chịu bệnh tốt như trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai...

Nuôi cá lồng ít xảy ra dịch bệnh; một năm thu hoạch 2 lứa, cá tăng trưởng rất tốt: cá trắm từ 2 - 3kg/con, cá rô phi từ 1 - 1,5kg/con. Cá chủ yếu cung cấp cho thị trường TP. Điện Biên Phủ và một số huyện, thị trong tỉnh. Thu nhập của xã viên bình quân từ 50 - 80 triệu đồng/năm.

Bên cạnh các HTX thủy sản phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Điện Biên còn hỗ trợ nông dân nghèo các xã vùng ngoài nhiều mô hình nuôi cá bước đầu đem lại hiệu quả. Tiêu biểu như mô hình nuôi cá hệ VAC triển khai từ đầu năm 2013 tại xã Mường Nhà với 32 hộ dân tham gia trên 2ha mặt nước. Sau một năm chăm sóc, cá rô phi đơn tính đạt trọng lượng từ 0,8 - 1kg/con; cá trắm cỏ: 0,7 - 0,9kg/con.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi cá nước ngọt; nuôi cá lồng lòng hồ… thu hút trên 1.000 lượt nông dân tham gia. UBND huyện cũng hỗ trợ con giống, thức ăn nhiều mô hình nuôi cá cho các xã Mường Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu với hàng chục hộ dân tham gia.

Với sự hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăm sóc của các cấp, ngành cùng sự cần cù chịu khó của người dân, năm 2013, tổng sản lượng thủy sản của toàn huyện đạt 794 tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản ở các chùm hồ thủy lợi là 167 tấn; các xã vùng lòng chảo 532 tấn; các xã vùng ngoài 95 tấn. Nếu năm 2011, toàn huyện có 1.160ha mặt nước nuôi thủy sản, thì đến cuối năm 2013, đã tăng lên 1.195ha.

Từ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước qua các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, nhiều hộ nghèo đã từng bước áp dụng KHKT trong chăn nuôi thủy sản, chuyển đổi hàng chục héc ta lúa kém hiệu quả sang nuôi thả cá, góp phần thay đổi tư duy sản xuất từ quảng canh sang thâm canh, nâng cao giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

28/08/2014
Trái Cây Rục Rịch Tăng Giá Dịp Tết Trung Thu Trái Cây Rục Rịch Tăng Giá Dịp Tết Trung Thu

Tại các chợ truyền thống, giá quả tươi đã bắt đầu rục rịch tăng. Cho dù giá thanh long tại các vườn ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thê thảm, nhưng tại Hà Nội, giá thanh long vẫn tăng không ngừng. Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại một số chợ hiện được bán 60.000 đồng/kg, thanh long thường có giá 35.000 đồng/kg.

28/08/2014
Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.

05/09/2014
Bước Tiến 15 Năm Bước Tiến 15 Năm

Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

28/08/2014
Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào

Qua 1 vụ nuôi từ 9 - 12 tháng, hào đạt từ 0,5 – 0,7 con/kg, ông bán với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông thu lãi hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, ông tiếp tục mở rộng diện tích tôn lên 1.050 mét và chia ra nuôi nhiều đợt để có sản phẩm thu hoạch tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần nhằm vừa đảm bảo thời gian thu hoạch vừa nuôi tiếp những kỳ tiếp.

05/09/2014