Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.
Nhưng hiện đang tồn tại một nghịch lý: Một thị trường truyền thống lớn như thế lại có xu hướng “teo tóp” dần với hàng nông sản Việt Nam. Số liệu do Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương đưa ra tại tọa đàm mới đây cho thấy, tính riêng từ năm 2011 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Nga chỉ chiếm từ 1,46- 1,64% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các thị trường mới khác như Hàn Quốc (6,1%), Hoa Kỳ (23,6%), Nhật Bản (10,7%).
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia khác tại thị trường Nga; nông sản Việt phải gánh cước vận tải quá cao do phải đi qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga.
Các chuyên gia cũng lưu ý là liên quan đến vấn đề thuế, cho dù đã giảm so với thời gian trước khi Nga gia nhập WTO nhưng thuế nhập khẩu mà Nga đang áp với một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam vẫn còn tương đối cao. Một doanh nghiệp chè cho biết, chè đóng túi dưới 3kg bị áp thuế 40%, tương đương với mặt hàng gạo.
Mặc dù vậy, đại diện nhiều doanh nghiệp làm ăn với phía Nga nhìn nhận, Nga vẫn là một thị trường không thể bỏ qua bởi tính đa dạng về hàng thực phẩm và đồ uống mà doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đáp ứng. Việc Nga gia nhập WTO cũng đã khiến nước này giảm thuế nhiều mặt hàng thấp hơn từ 30- 50%, đây là một lợi thế không thể không khai thác, nhất là trong bối cảnh Nga đang cấm nhập khẩu nông sản từ các nước EU.
Việc cải thiện vị thế của nông sản, thủy sản Việt Nam là việc cần phải được tiến hành thường xuyên từ góc độ các bộ, hiệp hội và cả doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần làm việc với phía Nga để sớm chấp thuận danh sách các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga và sớm công nhận hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam như thông lệ quốc tế.
Một công việc nữa cần làm là có được cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa đồng rúp của Nga và đồng Việt Nam do chi phí mở L/C tại Nga rất đắt trong khi doanh nghiệp Nga ưa chọn phương thức trả chậm (đặt cọc 20- 30%, thanh toán hết sau khi nhận hàng).
Có thể bạn quan tâm

“Thông qua mã code trên bao bì, người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm thịt heo qua Internet hoặc tại hệ thống tra cứu của cửa hàng phân phối”.

Mặc dù việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc có thể khiến cho DN cao su gặp khó khi giá giảm. Song ngành cao su lại kỳ vọng mặt hàng cao su thiên nhiên xuất sang thị trường này có thể tăng về lượng.

Theo thỏa thuận của các nước ASEAN, từ nay đến năm 2018, thịt heo sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu là 5%. Sau mốc thời gian trên, thuế sẽ giảm về 0%. Theo số liệu từ Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, hiện nay, giá bán gà nguyên con và các sản phẩm từ gà của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Malaysia từ 15 – 20%.

Trong hai ngày qua, có trên 200 lượt người dân tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Dự, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau để xem cá sấu dài 2,2m, nặng gần 50kg, được anh Dự bắt trong vuông nuôi tôm của hộ gia đình.

Ngày 13.8, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số 174/TB-UBND thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong việc giao đất cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc.