Cá Bống Tượng Có Giá Nông Dân Phấn Khởi

Liên tiếp trong những ngày qua, giá cá bống tượng trên địa bàn thành phố Cà Mau đang có dấu hiệu tăng trở lại, bà con nông dân rất phấn khởi vì sản xuất đã có lãi.
Theo phản ánh của người nuôi cá: Hiện nay cá bống tượng loại cơi và loại nhất có giá từ 200 - 205 ngàn đồng/kg, loại nhì, loại ba có giá 190.000 đồng/kg, tăng trên 70.000 đồng/kg so với trước đây. Bên cạnh đó, giá cá tạp làm thức ăn cho cá bống tượng cũng giảm nhẹ ở vào khoảng từ 10 - 12 ngàn đồng/kg, do vậy người nuôi cá đã có lãi.
An Xuyên và Tân Thành là hai địa phương có số hộ nuôi cá chình và cá bống tượng nhiều nhất của thành phố Cà Mau; hiện có hơn 1.000 hộ nuôi cá, với tổng diện tích hơn 600 ha.
Những ngày này, bà con nông dân đang bắt tay và thu hoạch những ao cá đã đến lứa, đồng thời tiến hành cải tạo ao đầm để bước vào vụ thả nuôi mới nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. Tuy nhiên do phát triển theo hướng tự phát, không cân đối, điều tiết được nguồn cung, cầu nên sản xuất còn mang nhiều yếu tố rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.

Ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng phức tạp, thị trường bị thu hẹp, thiếu vốn để sản xuất...