Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây mía

Cách Ươm Hom Mía Một Mầm

Cách Ươm Hom Mía Một Mầm
Ngày đăng: 15/05/2012

- Chọn giống: Chọn giống thuần, sạch bệnh, tốt nhất nên lấy giống từ các ruộng nhân giống trồng vụ thu (6-8 tháng tuổi). Tùy theo từng địa phương mà chọn giống cho phù hợp, nên chọn các giống mía có tiềm năng cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng loại đất. Với đất đồi nên chọn ươm các giống như: VN 84-4137, Quế đường 15 dòng chín sớm (QĐ15), Quế đường 16 dòng chín muộn (QĐ 116), QĐ 94-114, VĐ63-237; đất bãi, đất ruộng, đất đồi thấp đủ ẩm nên chọn ươm trồng các giống như: ROC 10, ROC 16 , ROC 23.

- Chặt hom: Dùng dao sắc, lưỡi mỏng chặt hom dài 4-5cm, mỗi hom có 1 mầm mắt khỏe, lồi, không bị xây xước. Chấm 2 đầu vết chặt vào vôi bột để vừa hạn chế mất nước và chống nhiễm khuẩn, nấm bệnh xâm nhập.

- Vào bầu: Dùng bầu nilon đen kích thước 12 x 17cm có đục lỗ thoát nước ở đáy đổ đầy hỗn hợp gồm: 1 phần phân chuồng hoai mục + 9 phần đất bột. Có thể trộn thêm một ít bột thuốc Furadan 3G để trừ kiến, mối. Tra hom mía vào giữa bầu sao cho mầm mắt hướng lên phía trên.

- Chăm sóc: Xếp các túi bầu thành luống rộng khoảng 1,2m, làm giàn che bằng lưới nilon đen và hàng ngày tưới đủ ẩm cho vườn ươm bằng cách phun sương là tốt nhất. Khi cây giống đã có từ 4-6 lá thật (khoảng 40-60 ngày sau ươm) là đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng sản xuất.

- Chú ý: Căn cứ thời vụ trồng mía để bố trí việc ươm giống mía bầu 1 mầm cho phù hợp (thường ươm trước 2 tháng); Kinh nghiệm các nơi cho thấy: Bắt đầu ươm cây giống từ 1/12, kết thúc 30/1 và trồng ra ruộng sản xuất từ 1/2, kết thúc trước 15/3 là thời vụ tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh Thối Đỏ Thân Trên Cây Mía Bệnh Thối Đỏ Thân Trên Cây Mía

Bệnh hại chủ yếu ở mía cây đã lớn. Triệu chứng điển hình là khi chẻ dọc thân cây mía thì có các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn có mùi rượu

31/05/2011
10 Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Mía 10 Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Mía

Để có thể ổn định và phát triển sản xuất mía đường có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật cần phải giải quyết, trong đó biện pháp cơ bản hàng đầu là phải quy hoạch vùng nguyên liệu

02/06/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mía Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mía

Ngày nay cây mía đang bị cạnh tranh bởi nhiều cây trồng khác, diện tích mía khó có thể gia tăng thậm chí nhiều vùng còn có xu hướng bị thu hẹp dần. Chính vì vậy việc phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất đường cao nhất trên một đơn vị diện tích là vần đề thiết thực và đúng đắn

24/01/2011
Bệnh Than (Đen Đốt) Trên Cây Mía Bệnh Than (Đen Đốt) Trên Cây Mía

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là lá đọt cây mía biến dạng thành dạng roi cong xuống, có trường hợp dài tới hàng mét. Biểu hiện đầu tiên là bên ngoài phủ 1 lớp màng mỏng màu trắng, sau đó chuyển sang màu đen do được phủ bằng vô vàn bào tử dạng bột

30/05/2011
Bệnh Khô Gốc Trên Cây Mía Bệnh Khô Gốc Trên Cây Mía

Bệnh phát sinh ở phần gốc cây mía. Cây mía bị bệnh sinh trưởng còi cọc, gốc bị thối, rễ không phát triển và mép lá cuộn vào trong giống như hiện tượng khi đất thiếu nước

31/05/2011