Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc

Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc
Ngày đăng: 13/07/2012

Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:

- Ngọn và lá sắn sau thi thu hái (có thể thu hái trước hoặc sau khi thu hoạch củ đều được, không ảnh hưởng đến chất lượng) phơi héo đến độ ẩm còn 65-70%, đem cắt ngắn 3-5cm đem trộn với rỉ mật 2-4%, muối ăn 0,2-0,4%. Nếu không có rỉ mật có thể dùng bột mì, bột ngô hoặc cám gạo để thay thế với tỷ lệ cao hơn 4-6%. Nếu là rỉ mật thì có thể dùng vòi phun hoặc pha trong bình ô doa để tưới đều vào đống lá đã thái; nếu là bột mì, bột ngô hoặc cám gạo thì dùng tay để trộn đều với lá sắn trước khi ủ trong các silo.

- Silo là những ống tròn rỗng có đường kính khoảng 1,2-1,4m, cao 1,3-1,4m được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như bê tông, gỗ, tôn sắt...và có thể chồng lên nhau để có chiều cao theo ý muốn. Trong trường hợp không có các silo thì có thể đào hố đất, xây bể xi măng hoặc dùng các bao nilon chắc chắn để nén ủ cũng được. Dùng nilon để lót đáy và xung quanh silo trước khi cho hỗn hợp lá sắn và chất phụ gia gây lên men vào ủ. Cứ sau 1 lớp lá sắn dày 10-15cm lại dùng đầm hoặc chân để nén chặt lá sắn xuống cho đến khi đầy silo. Sau cùng dùng nilon đậy kín rồi lấp 1 lớp đất dày 20-30cm (nện chặt) lên trên. Dùng bao đựng cát hoặc đất xếp 1 lớp lên trên, làm giàn mái che mưa nắng.

- Sau từ 30-45 ngày có thể lấy ra cho gia súc ăn dần. Nếu không có nhu cầu cho ăn ngay thì có thể bảo quản dự trữ được từ 5-7 tháng. Sản phẩm đảm bảo chất lượng là có mùi thơm dễ chịu, màu hanh vàng, trâu bò rất thích ăn. Có thể cho ăn với khối lượng 6-8kg/con/ngày.


Có thể bạn quan tâm

Mía Không Còn... Ngọt! Mía Không Còn... Ngọt!

Gần phân nửa diện tích mía ở huyện Ea Kar và M’Drak - hai vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Đắk Lắk - đã quá thời kỳ thu hoạch, khô nỏ hết lá; nhiều bãi mía đã được chặt nhiều ngày nhưng chưa được tiêu thụ, nằm phơi nắng khiến người trồng mía “đứng ngồi không yên”.

10/03/2014
Giá Tôm Hùm Giống Giảm Mạnh Giá Tôm Hùm Giống Giảm Mạnh

Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, giá tôm hùm giống trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) giảm mạnh; giá dao động từ 190.000 đến 210.000 đồng mỗi con, giảm gần 200.000 đồng so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng.

10/03/2014
Ảnh Hưởng Dịch Cúm Gia Cầm Người Chăn Nuôi Gặp Khó Ảnh Hưởng Dịch Cúm Gia Cầm Người Chăn Nuôi Gặp Khó

Sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, sức tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm giảm mạnh, giá trứng, thịt gia cầm cũng giảm theo, làm người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

10/03/2014
Giá Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cừu Long Sụt Giảm Giá Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cừu Long Sụt Giảm

Tại hầu hết các địa phương, nông dân đều đứng ngồi không yên bởi giá lúa giảm khá sâu ở tất cả các loại, từ lúa thường đến lúa thơm. Chính các thương lái cũng tỏ ra bất ngờ trước tình trạng này.

10/03/2014
Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập

Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.

10/03/2014