Không có thịt gà nhập khẩu 12.000 đồng/kg

Trước thông tin cho rằng thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam chỉ có giá 12.000 đồng/kg, ngày 17/9, Tổng cục Hải quan khẳng khẳng định thông tin nêu trên là không có cơ sở.
Đồng thời cơ quan này cũng cung cấp thêm thông tin làm rõ nguồn gốc xuất xứ thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên toàn quốc đã có 82 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thịt gà, chủ yếu qua các cảng tại TP HCM và TP Hải Phòng. Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với trị giá 39,1 triệu USD.
Ngoài ra, thịt gà còn được nhập khẩu vào Việt Nam từ Brazil và Hàn Quốc. Lượng thịt gà nhập khẩu từ 3 quốc gia này chiếm gần 90% trị giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam.
Đơn giá bình quân của thịt gà nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015.
Tổng cục Hải quan khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu gần 70.000 tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác), trị giá lên đến 63,7 triệu USD với giá bình quân nhập khẩu trước thuế là 0,91 USD/kg, tương đương 19.600 đồng/kg (thời điểm tỷ giá 21.500 VND/USD).
Trước đó, những thông tin này đã được Tổng cục Hải quan cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) để làm rõ việc xác minh và đánh giá có hành vi bán phá giá mặt hàng này vào Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, xã Sơn Dương (huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) đã giúp các hộ dân tăng thu nhập hàng chục tới hàng trăm triệu đồng/năm...

Thời gian này, người trồng quýt đường ở Bình Phước đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Tiết trời mùa thu, khí hậu mát mẻ đã làm cho hương vị quýt đường càng thêm ngọt.

Phát triển cây cam để thoát nghèo, anh Nông Văn Trúc vinh dự được trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

Bên cạnh một số đại gia Việt nhảy vào ngành chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã có những bước chuẩn bị. Họ “Tây hoá” quy trình nuôi, lấy con giống, công nghệ, kỹ thuật làm trọng để… hướng đến xuất khẩu.