Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ sư sản xuất thuốc đông y phòng bệnh cho gà

Kỹ sư sản xuất thuốc đông y phòng bệnh cho gà
Ngày đăng: 21/09/2015

Một số gói thuốc đông y tại cơ sở sản xuất của kỹ sư Phạm Đức Long

Anh Long được mệnh danh “Vua sáng kiến” của tỉnh Gia Lai bởi hầu như lần nào Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Gia Lai (Hội thi) anh cũng có sáng kiến để tham gia.

Và mỗi lần dự thi anh đều rinh về ít nhất một giải thưởng. Tại Hội thi năm 2014 - 2015, anh đã đoạt giải Ba với sáng kiến sản xuất thuốc đông y phòng bệnh cho gà.

Đam mê với nghề nghiệp nên đụng đến công việc gì là anh có sáng kiến ngay: Sử dụng đến lò mụn cưa, anh cho ra lò mùn cưa cải tiến; Ấp trứng gà thì có máy ấp cải tiến riêng phù hợp với điều kiện khí hậu Tây Nguyên; Sản xuất men thức ăn chăn nuôi thì anh sử dụng bằng men Bắc cổ truyền;

Cần bảo quản thực phẩm, anh lại có tủ bảo quản không dùng hóa chất; Phòng bệnh cho gà, anh lại sản xuất thuốc đông y… Không chỉ làm việc ở cơ quan, nhà anh còn là cơ sở ấp trứng và cung cấp con giống, men thức ăn gia súc, thuốc đông y cho gia cầm…

Anh Long chia sẻ, trong công tác phòng bệnh cho gia cầm, ngoài việc vệ sinh khử trùng, tiêm phòng vắc-xin còn dùng kháng sinh bổ sung vào thức ăn, nước uống. Dùng kháng sinh dẫn đến tồn dư kháng sinh trong sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Vì vậy, anh trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào gia cầm vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh mà không cần đến kháng sinh bổ sung vào thức ăn nước uống. Anh đã mạnh dạn sản xuất thuốc đông y thay thế kháng sinh dự phòng cho gia cầm để tạo sản phẩm thịt sạch.

Sử dụng thảo dược để phòng và chữa bệnh cho gia súc là điều không mới đã được sử dụng từ lâu, nhưng cái mới của anh Long là chế biến thành bột hòa tan rất tiện lợi cho người chăn nuôi.

Anh Long cho biết, trước tiên anh chọn hái các loại thảo dược, các loại cỏ cây có sẵn hoặc giàu kháng sinh thực vật như: lá riềng, lá sả, lá hoàn ngọc, cây cộng sản, lá quế, lá mơ lông, lá long não, thừng mực trâu, cây xuyến chi, ngũ sắc, củ gừng, tỏi, riềng…

Trong đó anh sử dụng chủ yếu cây cộng sản, thường mực trâu, ngũ sắc, xuyến chi, chiếm đến 80% nguyên liệu. Để làm ra thuốc bột hoa tan rất công phu. Sau khi thu hái nguyên liệu về, anh nấu thành cao, rút ẩm, nghiền bột và đóng gói.

Khâu rút ẩm quan trọng nhất để làm ra được thuốc hòa tan. Nấu thảo dược thành cao nhưng hòa cao vào nước rất khó tan. Anh suy nghĩa làm thế nào để cao hết ẩm, sẽ tán thành bột dễ dàng hơn. Anh đã nghiên cứu tự chế tạo máy sấy nguyên liệu bằng hiệu ứng nhà kính.

Vận dụng nguyên lý ánh sáng mặt trời xuyên qua buồng kính, nhiệt độ sẽ được giữ lại phần lớn và dùng quạt gió mi ni giúp tạo sự thông thoáng.

Nhiệt độ trong máy khoảng 500C là thích hợp nhất, cho chạy đến khi miếng cao khô hoàn toàn có dạng tinh thể cứng dòn, óng ánh như than đá, đem nghiền thành bột dễ dàng, từ đó tạo ra sản phẩm thuốc đông y hòa tan.

Không dừng lại đó, anh Long còn sáng tạo ra “máy sấy ma sát khí” để sử dụng khi thời tiết gặp trời mưa kéo dài không đủ ánh sáng mặt trời cho máy hiệu ứng nhà kính hoạt động và cũng để khử hết ẩm bột hòa tan trước khi đóng gói.

Sử dụng độ quay lớn của không khí khi gắn quạt gió trong máy tạo ma sát làm tăng nhiệt độ thích hợp lại thông thoáng nên hầu hết độ ẩm đều được khử đảm bảo điều kiện đóng gói PE.

Thuốc thảo mộc chiết xuất dạng bột hòa tan, dễ bảo quản, sử dụng tiện lợi như tân dược, phù hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ và chuyên canh lớn.

Đối với gà đang tuổi úm, pha nước uống thay thuốc úm theo chế độ úm phổ biến; đối với gà đàn cho uống thuốc dự phòng định kỳ thay các loại kháng sinh.

Thực tế anh đã bổ sung cho đàn gà của gia đình cũng như nhiều hộ gia đình chăn nuôi gà khác trên địa bàn Thành phố Pleiku hoặc lân cận và đã có kết quả cao. Đa số các hộ gia đình dùng thuốc đông y của anh Long đều có chung nhận xét:

Dùng thuốc của anh Long rất tốt cho việc úm gà, có thể đạt 95%, hiệu quả dự phòng cũng rất cao, gà không bị các bệnh thông thường như E.choli, phó thương hàn, cầu trùng, các bệnh về hô hấp và các bệnh tiêu hóa khác.

Cũng theo bà con, thịt gà ăn thơm ngon hơn, đặc biệt an toàn cho sức khỏe nên nhiều gia đình không có điều kiện chăn nuôi tìm đến mua gà sạch ngày một đông.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

10/03/2014
Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

10/03/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

10/03/2014
Sản Lượng Thủy Sản Phú Tân (Cà Mau) Đạt Gần 9.000 Tấn Sản Lượng Thủy Sản Phú Tân (Cà Mau) Đạt Gần 9.000 Tấn

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

10/03/2014
Cá Cá "Vàng Vi" Về Từ Hoàng Sa

Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…

10/03/2014