Cá Ngừ Việt Nam Đạt Mức Đấu Giá 22 Triệu Đồng/con

Trong lô hàng cá ngừ của ngư dân Bình Định vừa xuất sang Nhật, một con được bán đấu giá với mức cao gấp 5 lần ở Việt Nam.
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ngày 8/8, lô hàng 9 con cá ngừ đầu tiên của ngư dân xuất sang Nhật Bản đã được đem ra bán tại trung tâm đấu giá thủy sản thành phố Osaka (Nhật Bản).
Tại phiên chợ, hai con cá ngừ đại dương được mua với giá hơn 2.100 JPY mỗi kg (tương đương khoảng 440.000 đồng) gấp hơn năm lần giá bán tại Việt Nam. Theo mức giá này thì con cá ngừ đại dương có trọng lượng 50 kg có giá 22 triệu đồng. Số cá ngừ còn lại được bán từ 150.000 đến hơn 300.000 đồng mỗi kg.
Các chuyên gia thủy sản Nhật Bản nhận định, chất lượng lô cá do ngư dân Bình Định đánh bắt chênh lệch không lớn với sản phẩm cùng loại đang bán tại thị trường Nhật Bản. Nếu tiếp tục điều chỉnh, khắc phục một số hạn chế trong khai thác, xử lý và bảo quản, chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, giá bán cao hơn.
Theo ông Lộc, chuyến biển thí điểm đầu tiên này chất lượng cá ngừ đại dương chưa đồng đều là do bà con chưa tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật đánh bắt theo thiết bị và công nghệ bảo quản do Nhật Bản hỗ trợ, chuyển giao.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi giá bán cá ngừ đại dương ở Nhật Bản nhằm khuyến khích bà con ngư dân nhân rộng mô hình nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, cải thiện thu nhập từ loài thủy sản này", ông Lộc nói.
Trước mắt, tỉnh Bình Định tiếp tục cử cán bộ, ngư dân sang nước này tập huấn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản; đồng thời đề nghị ngân hàng hỗ trợ vốn vay ưu đãi để bà con đóng tàu công suất lớn, đầu tư bộ ngư cụ hiện đại lập tổ, đội để đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản.
Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Có một nghịch lý là, mặc dù Việt Nam là quê hương của nhiều loại nông sản, trái cây, nhưng lượng hàng nông sản thâm nhập vào hệ thống các siêu thị hiện nay rất khiêm tốn. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, nếu tất cả các siêu thị trên toàn quốc đều rộng cửa cho nông sản Việt, thì vấn đề giải quyết khâu tiêu thụ nông sản không phải là bài toán quá khó như chúng ta tưởng.

Đợt 1 mua 10.000 tấn, mở thầu ngày 18/3/2014, đợt 2 mua 16.000 tấn, mở thầu ngày 27/10/2014, giao hàng ngày 30/4/2015 và đợt cuối mở thầu thông thường, mua 4.150 tấn, theo nhiều mức giá khác nhau từ 1,759 đến 2,579 đôla Đài Loan/kg...

Vụ xuân hè năm nay, toàn tỉnh Nam Định nuôi 582ha tôm thẻ chân trắng, chủ yếu theo phương thức thâm canh và bán thâm canh với nhiều vùng nuôi ở các xã Giao Phong, Bạch Long, Giao Yến, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Chính, Hải Đông, Hải Lý, Hải Triều, Hải Hòa (Hải Hậu); Nam Điền, Nghĩa Thắng, Cty Viễn Đông (Nghĩa Hưng) và Cty CP Fukyo (Xuân Trường).

Theo phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), hiện tại bà con nông dân địa phương đã xuống giống được trên 500 ha hoa lay ơn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, trong đó chủ yếu là xã Hiệp An với 450ha.

Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội thủy sản Cà Mau cho biết, trước đây vài năm, nuôi tôm công nghiệp rất thuận, khoảng 1 năm trở lại đây tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp và không ngừng tăng. Ô nhiễm môi trường và chất lượng con giống đang là vấn đề nhức nhối làm tăng dịch bệnh.