Cá ngừ sang Nhật

Đoàn công tác Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai dẫn đầu cùng các ngành chức năng của tỉnh Bình Định vừa có buổi họp bàn biện pháp thực diện dự án Khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.
JICA giao cho Tập đoàn Kato Hitoshi thực hiện dự án này và Sở NN-PTNT Bình Định là đơn vị trực tiếp tổ chức tiến hành.
Về kỹ thuật, phía Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ máy móc, thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá cho Bình Định và sẽ tổ chức việc vận chuyển sản phẩm sang Nhật Bản bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Bình Định sẽ tiếp nhận thiết bị tại TP.HCM và chịu các loại phí bảo hiểm, thuế.
Các chuyên gia Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về khai thác, xử lý, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm CNĐD cho cán bộ và ngư dân tham gia dự án.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia 3 chuyến khảo sát đánh bắt vào tháng 12/2015. Sang tháng 1/2016 tiến hành xuất khẩu CNĐD sang Nhật...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai thống nhất nội dung, kết quả làm việc giữa các sở, ngành của tỉnh và Tập đoàn Kato Hitoshi về việc thực hiện dự án.
Ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, mới đây ông đã có buổi diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước rất quan tâm và ủng hộ dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định.
Theo kế hoạch, trong tháng 9 Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho Bình Định tại TP.HCM, sau đó các chuyên gia thủy sản của Nhật sẽ phối hợp với ngành chức năng của Bình Định lắp đặt thiết bị cho các tàu cá của ngư dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bà Trần Thị Thu Hà cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này.
“Bình Định sẽ tổ chức lễ tiếp nhận các bộ thiết bị câu CNĐD và lễ xuất quân mở biển đánh bắt trong tháng 9. Tôi tin tưởng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên, dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định sẽ thành công”, bà Hà nói.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2014, sản lượng đánh bắt khai thác thủy sản của Quảng Trị ước đạt 9.000 tấn, khai thác biển đạt trên 8.000 tấn, trong đó sản phẩm thủy sản khai thác chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm và ruốc.

Đó là thực trạng đang diễn ra trong vòng hai tháng nay tại cảng Bến Đá, phường 5 (TP. Vũng Tàu). Do giá mực khô đã giảm xuống gần một nửa, doanh thu không bù đắp được chi phí đánh bắt, các chủ tàu câu mực buộc phải cho tàu nằm bờ.

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

Bước vào chính vụ vải thiều, có thông tin cho rằng vải thiều năm nay lại “được mùa, rớt giá”. Thực tế cho thấy vải giá thấp chỉ chiếm phần nhỏ, tập trung tại một số vùng không có thế mạnh về cây trồng này.

Theo đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), trong năm nay phía Nhật, Mỹ sẽ cử các chuyên gia sang hướng dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam về kỹ thuật chế biến sâu các sản phẩm hạt điều xuất khẩu.