Giá Mủ Cao Su Giảm 4.500 Đồng/kg So Vụ Trước

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 15.500 đồng/kg mủ đông, giảm 4.500 đồng/kg so với vụ 2012 và chỉ bằng 1/2 giá của năm 2010.
Theo nhiều nông dân, đang là thời điểm giữa vụ, giá mủ cao su giảm nên người trồng cao su gặp nhiều khó khăn. Chỉ tính theo giá của năm 2012, với 1ha thì trong 1 tháng khai thác, người trồng cao su bị thiệt hại hơn 2,2 triệu đồng.
Sông Hinh hiện có 2.800ha cao su, trong đó 1.000ha đã đi vào khai thác, năng suất bình quân 1 tấn mủ/ha. Theo quy hoạch đến năm 2015, huyện phát triển diện tích cao su lên 5.000ha. UBND huyện Sông Hinh đã làm việc và đề nghị Công ty TNHH Phúc Đặng Gia (doanh nghiệp có nhà máy chế biến mủ cao su tại huyện) có chính sách đầu tư thích đáng cho vùng nguyên liệu, thu mua với giá ổn định, đảm bảo cho người trồng cao su có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.