Cá chết hàng loạt khi vào mùa thu hoạch, dân nghèo khóc ngất

“Ăn nằm ngoài sông suốt 7 tháng trời, vớt bèo, cho cá ăn, thay lưới. Bao nhiêu tâm sức, vốn liếng dồn vào đó, nay bỗng trắng tay rồi các chú ơi…”, ông Võ Viết Lượng, thôn Vĩnh Phú bật khóc.
Ông Lượng cùng con cái bỏ ra hơn 300 triệu đồng để nuôi 4 lồng cá. Nếu như tính toán ban đầu cá không bị sự cố, cha con ông Lượng thu về hàng trăm triệu đồng. Nay cả nhà đang chạy vạy khắp nơi để bán rẻ cá cho dân buôn.
Cùng cảnh ngộ như ông Lượng, anh Trương Quang Dần thiệt hại gần như trắng tay. “Nhà nghèo, thấy vợ con vất vả tôi bàn bạc với gia đình đầu tư nuôi cá, ai ngờ ra nông nỗi này. Hiện gia đình đang nợ ngân hàng, người thân gần 100 triệu đồng”, anh Dần buồn bã nói.
Cá chết khi vào mùa thu hoạch, người dân nghèo Hộ Độ trắng tay.
Theo thống kê, đến thời điểm này có 30 hộ nuôi cá chết trắng hoàn toàn, còn 32 hộ khác cá đang chết dần, khả năng vớt vát là không cao.
Để nuôi một lồng bè cá chẽm, mỗi hộ dân phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng chưa tính công, nhiều hộ đầu tư 4 lồng bè. “Bình thường cá chẽm bán ra thị trường với giá 70.000 đến 100.000 đồng/kg. Nay bán ra 25.000 đồng/kg mà không có khách”, một hộ nuôi cho biết.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chẽm chết hàng loạt được người dân cho biết, do đợt mưa lớn vừa rồi, đơn vị quản lý cống Đò Điệm (cách khoảng vài km) xả nước không thông báo cho người dân.
“Nước lũ xả quá lớn làm độ mặn vị giảm xuống gây sốc cho cá. Ngoài ra khi xả lũ, nước bẩn, cây cối, bèo trôi vào quấn chặt lồng bè ảnh hưởng đến môi trường sống của cá”, ông Dần nói.
Ông Phan Đình Hinh, chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết, giải pháp tình thế vận động người dân kêu gọi dân buôn bán cá khẩn trương.
“UBND xã Hộ Độ đã kiến nghị lên huyện, tỉnh nhờ được giúp đỡ và giải quyết vấn đề xả nước cống Đò Điệm không thông báo cho người dân”, ông Hinh nói.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bệnh đốm trắng đang có chiều hướng lan rộng trên cây thanh long ở Bình Thuận, vì thế không ít nhà vườn bị thất thu, dù giá trái cao hơn mọi năm.

Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.