Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Nước Thái Bình Dương Cắt Giảm 50% Đánh Bắt Cá Ngừ Con

Các Nước Thái Bình Dương Cắt Giảm 50% Đánh Bắt Cá Ngừ Con
Ngày đăng: 09/09/2014

Đây là một trong những nỗ lực nâng gấp đôi trữ lượng cá của đại dương lên mức dự kiến khoảng 43.000 tấn trong vòng 10 năm.

Tại cuộc họp của Ủy ban Nghề cá khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) vừa diễn ra tuần qua tại Fukuoka, miền tây nam Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đánh bắt cá trong khu vực bắc Thái Bình Dương nhất trí sẽ cắt giảm khoảng 50% lượng đánh bắt cá ngừ con.

Đây là một trong những nỗ lực nâng gấp đôi trữ lượng cá của đại dương lên mức dự kiến khoảng 43.000 tấn trong vòng 10 năm.

Các nước và vùng lãnh thổ tham gia cuộc họp trên, gồm có Hàn Quốc, Mỹ, Canada, vùng lãnh thổ Đài Loan và Nhật Bản - hy vọng rằng động thái trên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi hải sản này.

Kế hoạch cắt giảm sản lượng đánh bắt cá trên sẽ được trình bày cụ thể trong hội nghị thường niên của WCPFC vào tháng 12 tới, cùng với một kế hoạch 10 năm (dự kiến bắt đầu năm 2015) nhằm khôi phục lượng cá ngừ Thái Bình Dương.

Trước đó, Nhật Bản - nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới không muốn giảm hoạt động đánh bắt cá, cho dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy trữ lượng cá dần cạn kiệt.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi chính sách hướng đến việc bảo tồn nguồn hải sản này sau khi một bản đánh giá độc lập quốc tế công bố năm ngoái cho thấy trữ lượng cá ngừ, nguyên liệu chính cho món sushi được nhiều người yêu thích, đã giảm tới 96% so với mức ban đầu. Lượng cá con đang bị đánh bắt quá mức có thế khiến trữ lượng cá ngừ cạn kiệt, thậm chí là tuyệt chủng.

Nếu tuân thủ kế hoạch trên, lượng cá ngừ con - cân nặng dưới 30kg - mà Nhật Bản đánh bắt có thể giảm bớt đi khoảng 4.000 tấn/năm.

Ông Masanori Miyahara, cố vấn của Cơ quan Nghề cá của Nhật Bản, nói rằng: “Nhật Bản không còn cách nào khác ngoài việc giảm 50% lượng cá đánh bắt nếu muốn khôi phục nguồn hải sản này”.

Trong khi đó, Wakao Hanaoka, chuyên gia về sinh thái biển thuộc Tổ chức Greenpeace, đã kêu gọi Nhật Bản đưa ra nhiều sáng kiến hơn để bảo tồn các loài cá biển, nhất là trước mùa sinh sản.


Có thể bạn quan tâm

Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

29/06/2012
Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

20/08/2012
Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.

21/08/2012
Chất Lượng Cà phê Giảm Do Thiếu Sân Phơi Chất Lượng Cà phê Giảm Do Thiếu Sân Phơi

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.

19/12/2011
Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi

Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.

30/06/2012